Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu giải trí của con người ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, các loại hình kinh doanh quán cafe, đồ uống ngày càng đa dạng. Kéo theo đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các quán cafe, đồ uống rất phức tạp, đâu đó vẫn có những cơ sở kinh doanh (không phải kinh doanh nhỏ lẻ) chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, điều này là mối nguy cơ đe dọa rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một điều kiện tiên quyết để các quán cafe kinh doanh hợp pháp.
Vậy thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ATTP cho quán cà phê, đồ uống được tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng.
1. Chuẩn bị hồ sơ gồm có
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của quán cafe, đồ uống gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất (hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm) và thuyết minh quy trình.
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
2. Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ, cơ sở kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP cho quán cafe, đồ uống là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đóng trụ sở chính đối với công ty; phòng y Tế UBND quận/ huyện đối với hộ kinh doanh.
An Toàn Thực Phẩm Là Mối Quan Tâm Của Khách Hàng Khi Đến Quán Cafe, đồ uống.
3. Xét duyệt hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ không hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở. Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu
Trong 15 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định.
Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định.
Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận
Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.
4. Công việc Final Legal thực hiện
– Tư vấn thủ tục xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh quán cafe, đồ uống
– Soạn một bộ hồ sơ theo quy định
– Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế hoặc phong Y tế Ủy UBND quận, huyện
– Hướng dẫn thiết kết và bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật;
– Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhận giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh ăn uống;
– Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu
5. Cơ sở pháp lý
Luật an toàn thực phẩm 2010
Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế
Mọi thông tin liên hệ tới CÔNG TY TNHH TƯ VẤN FINAL LEGAL VIỆT NAM
Điện thoại: 0946 703 421
Email: finallegalvietnam@gmail.com
VPGD: Số 13 ngách 2/11 ngõ 2 Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội