Hiện nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách chính xác hai thuật ngữ này và có sự nhầm lẫn về khái niệm coi hai thuật ngữ này là một.
1. Nhãn hiệu là gì?
– Trên phương diện pháp lý : Khái niệm “nhãn hiệu” được luật hóa quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, còn “thương hiệu” thì không phải là khái niệm được luật hóa.
– Nhãn hiệu theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
– Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
– Thương hiệu là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo nên nó trở nên thông dụng được đa số người dân sử dụng và được cho là tương đương với “nhãn hiệu”.
⇒ Như vậy, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” sử dụng trong bối cảnh khác nhau, dưới góc độ pháp lý chúng ta sử dụng “ nhãn hiệu”, còn ở góc độ quản trị doanh nghiệp thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn “ thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường.
2. Ví dụ để giải thích chi tiết hơn về thuật ngữ này
Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:
– Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Oppe, Xiaomi,…
– Sản xuất ô tô: Lexus, BMV, Audi, Toyota, Ford,…
– sản xuất máy tính: Dell, Asus, Apple, HP, Lenlovo,…
Để phân biệt các sản phẩm của các công ty trên hay còn gọi là các dấu hiệu đặc trên sản phẩm( nhãn hiệu). Mỗi công ty sẽ thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm này:
Một số thương hiệu ô tô phổ biến
Chỉ cần nhìn vào những hình ảnh trên, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được đó là của công ty nào, tổ chức nào. Thậm chí, liên tưởng ngay đến sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.
3. Phân loại nhãn hiệu
Căn cứ vào các thành tố, tính chất, chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu theo các điểm chung như sau
3.1 Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ
– Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
– Chữ cái, chữ số;
– Hình vẽ, ảnh chụp
– Màu sắc;
– Sự kết hợp các yếu tố trên;
3.2 Phân loại theo tính chất
– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng;
– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhau do cùng 1 chủ sở hữu đăng ký để sử dụng trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau;
– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã có danh tiếng, nhiều người biết đến;
– Nhãn hiệu chứng nhận dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,…;
Ví dụ như: Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Do người tiêu dung bình chọn” được cấp ngày 24/6/2014 cho Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP Hồ Chí Minh.
3.3 Phân loại theo mục đích sử dụng
– Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;
– Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ;
4. Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
– Nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình mà doanh nghiệp, cá nhân sở hữu
– Mà giá trị của nó không hề nhỏ
– Ví dụ như: Top 1,2 thương hiệu giá trị tại Việt Nam năm 2020
STT | Thương hiệu | Ngành | Giá Trị( triệu USD) |
1 | Viettel | Viễn thông | 2.948 |
2 | Vinamilk | Thực phẩm đồ uống | 2.443,1 |
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Mọi thông tin liên hệ tới CÔNG TY TNHH TƯ VẤN FINAL LEGAL VIỆT NAM
Điện thoại: 0946 703 421/ 0889584221
Email: finallegalvietnam@gmail.com
VPGD: Số 13 ngách 2/11 ngõ 2 Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội