Hotline: 0946 703 421 / 088 958 4221

Trụ sở công ty: Số 13 ngách 2/11 ngõ 2 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

VPGD: Số 13 ngách 2/11 ngõ 2 Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Hỗ trợ: finallegalvietnam@gmail.com

FINAL LEGAL

  • Giới thiệu
  • Hồ sơ năng lực
  • Đội ngũ nhân sự
  • Khách hàng tiêu biểu
  • Hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm pháp lý
  • Tuyển dụng
  • Hoạt động
  • Blog kinh nghiệm

Thành lập công ty

Dịch vụ dành cho công ty Việt Nam
  • Đăng ký thành lập công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện
  • Thành lập chi nhánh
  • Thay đổi nội dung ĐKKD
  • Thay đổi vốn điều lệ
  • Thay đổi tên công ty
  • Thay đổi ngành nghề
  • Thay đổi địa chỉ/trụ sở
  • Đăng ký dự án đầu tư doanh nghiệp
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua góp vốn
  • Mua bán sát nhập doanh nghiệp
  • Giải thể
Dịch vụ dành cho công ty nước ngoài
  • Đăng ký thành lập công ty
  • Thành lập công ty liên doanh
  • Thành lập công ty vốn nước ngoài với người đại diện pháp luật Việt Nam
  • Thành lập chi nhánh công ty Nước Ngoài
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty Nước Ngoài
  • Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua góp vốn trong công ty Việt Nam
  • Mua bán sát nhập doanh nghiệp
  • Tìm kiếm nhà xưởng – Địa chỉ công ty
  • Giải thể công ty Nước Ngoài
Sở hữu trí tuệ
  • Đăng ký nhãn hiệu – thương hiệu
  • Định giá thương hiệu
  • Đăng ký bảo hộ sáng chế – giải pháp
  • Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
  • Đăng ký bảo hộ quyền tác giả
  • Đăng ký nhượng quyền thương mại
  • Đăng ký mã vạch hàng hóa

Giấy phép con

Giấy phép website

  • Trang thông tin điện tử tổng hợp
  • Mạng xã hội
  • Sang giao dịch thương mại điện tử
  • Website thương mại điện tử
  • Trò chơi điện tử
Cơ sở đủ điều kiện ATTP
  • Giấy chứng nhận ATTP
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm
  • Cơ sở kinh doanh siêu thị
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Kho thực phẩm
Công bố thực phẩm
  • Công bố thực phẩm
  • Công bố thực phẩm chức năng
  • Công bố bao bì, dụng cụ thực phẩm
  • Công bố nguyên liệu, phụ gia thực phẩm
  • Công văn nhập khẩu mẫu thực phẩm
Công bố mỹ phẩm
  • Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
  • Công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
  • Thay đổi phiếu công bố mỹ phẩm
  • Công căn nhập khẩu mẫu mỹ phẩm
Giấy phép trung tâm tư vấn và đào tạo
  • Trung tâm tư vấn du học
  • Trung tâm đào tạo ngoại ngữ
  • Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
  • Trung tâm đào tạo nghề
  • Lớp chứng chỉ bồi dưỡng tư vấn du học
Giấy phép quảng cáo
  • Quảng cáo thuốc
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Quảng cáo mỹ phẩm
  • Quảng cáo bảng biển hiệu
Dịch vụ dành cho người nước ngoài
  • Cấp và gia hạn thẻ thường trú
  • Cấp và gia hạn giấy phép lao động
  • Cấp và gia hạn VISA
  • Cấp và gia hạn thẻ tạm trú
  • Dịch vụ cấp đổi bằng lái xe
  • Người nước ngoài mua nhà
Giấy phép khác
  • Phân loại trang thiết bị y tế
  • Chứng nhận hợp quy
  • Dán nhãn năng lượng
  • Kinh doanh thể thao
  • Doanh nghiệp dịch vụ
  • Giấy phép khuyến mại
  • Giấy phép bưu chính
  • Giấy phép kinh doanh vận tải
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành
  • Công bố lưu hành trang thiết bị y tế

Kế toán và bảo hiểm xã hội

Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ kế toán trọn gói
  • Dịch vụ quyết toán thuế cuối năm
Lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH)
  • Dịch vụ lao động và bảo hiểm xã hội (BHXH)

Luật sư

Tư vấn
  • Tư vấn doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hợp đồng
  • Tư vấn pháp luật lao động
Luật sư
  • Dịch vụ luật sư dành cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ luật sư riêng dành cho gia đình
  • Dịch vụ luật sư riêng dành cho cá nhân

BẢNG PHÂN LOẠI NHÓM NGÀNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Facebook
Twitter
LinkedIn

CÔNG BÁO SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP SỐ 380B (11.2019)
PHỤ LỤC 1
BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ
HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ
Phiên bản 11-2020BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
—————–
BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ
HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ
Phiên bản 11-2020
(Dịch từ bản tiếng Anh do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố)BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ
Phiên bản 11 -2020
(Ban hành kèm theo Thông báo số 23099/TB-SHTT ngày 19/11/2019 về việc áp
dụng bản dịch tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ 11-2020)
HÀNG HÓA
NHÓM 1.
Hóa chất dùng trong công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, cũng như trong nông
nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp;
Nhựa nhân tạo dạng thô, chất dẻo dạng thô;
Hợp phần chữa cháy và phòng cháy;
Chế phẩm dùng để tôi, ram và hàn kim loại;
Chất để thuộc da sống và da động vật;
Chất dính dùng trong công nghiệp;
Mát tít và các loại bột nhão bít kín khác;
Phân ủ, phân chuồng, phân bón;
Chế phẩm sinh học dùng trong công nghiệp và khoa học.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 1 chủ yếu gồm các sản phẩm hoá học dùng trong công nghiệp,
khoa học và nông nghiệp, bao gồm các sản phẩm hóa học dùng để chế tạo
các sản phẩm thuộc các nhóm khác.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Giấy nhạy sáng / giấy ảnh;
– Hợp phần sửa chữa lốp xe;
– Muối dùng để bảo quản, trừ loại dùng cho thực phẩm;
– Một số chất phụ gia dùng trong công nghiệp thực phẩm, ví dụ, pectin,
lexitin, enzim và chất bảo quản hóa học;
– Một số chất phụ gia dùng trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm, ví dụ,
vitamin, chất bảo quản và chất chống oxi hóa;
– Một số vật liệu lọc, ví dụ, chất khoáng, chất thực vật và vật liệu gốm ở
dạng hạt.Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Nhựa tự nhiên dạng thô (Nhóm 2), nhựa bán thành phẩm (Nhóm 17);
– Chế phẩm hóa học dùng cho mục đích y tế hoặc thú y (Nhóm 5);
– Chất diệt nấm, chất diệt cỏ và chế phẩm diệt động vật có hại (Nhóm 5);
– Chất dính dùng cho mục đích văn phòng hoặc gia dụng (Nhóm 16);
– Muối dùng để bảo quản thực phẩm (Nhóm 30);
– Lớp phủ bằng rơm (Nhóm 31);
NHÓM 2.
Sơn, véc-ni, sơn mài;
Chất chống rỉ và chất bảo quản gỗ;
Chất nhuộm màu, màu nhuộm;
Mực để in, đánh dấu và chạm khắc;
Nhựa tự nhiên dạng thô;
Kim loại dạng lá và dạng bột để sử dụng trong hội họa, trang trí, nghề in và
nghệ thuật.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 2 chủ yếu gồm các loại sơn, chất nhuộm màu và chế phẩm
chống ăn mòn.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Sơn, véc-ni, sơn mài dùng cho công nghiệp, nghề thủ công và nghệ thuật;
– Chất pha loãng, chất làm đặc, chất hãm màu và chất làm mau khô dùng cho
sơn, vecni và sơn mài;
– Chất cắn màu dùng cho gỗ và da;
– Dầu chống rỉ và dầu bảo quản gỗ;
– Màu nhuộm quần áo;
– Phẩm màu dùng cho thực phẩm và cho đồ uống.
Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Nhựa nhân tạo dạng thô (Nhóm 1), nhựa bán thành phẩm (Nhóm 17);
– Chất cắn màu dùng cho kim loại (Nhóm 1);- Lơ dùng để giặt (Nhóm 3);
– Chất nhuộm màu dùng cho mỹ phẩm (Nhóm 3);
– Hộp màu (đồ dùng trong trường học) (Nhóm 16);
– Mực dùng cho mục đích văn phòng (Nhóm 16);
– Sơn và véc-ni cách điện (Nhóm 17).
NHÓM 3.
Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc;
Chế phẩm đánh răng không chứa thuốc;
Nước hoa, tinh dầu;
Chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt;
Chế phẩm để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 3 chủ yếu gồm các chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc, cũng như
các chế phẩm làm sạch để sử dụng trong nhà và các không gian khác.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Chế phẩm vệ sinh dùng để trang điểm/vệ sinh thân thể;
– Khăn giấy được tẩm nước thơm mỹ phẩm;
– Chất khử mùi cho người hoặc động vật;
– Chế phẩm làm thơm phòng;
– Miếng dán móng tay nghệ thuật;
– Sáp đánh bóng;
– Giấy ráp.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Các thành phần dùng trong sản xuất mỹ phẩm, ví dụ, vitamin, chất bảo
quản và chất chống oxi hóa (Nhóm 1);
– Chế phẩm tẩy dầu mỡ dùng trong các quá trình sản xuất (Nhóm 1);
– Hoá chất dùng làm sạch ống khói (Nhóm 1);
– Chất khử mùi, trừ loại dùng cho người hoặc động vật (Nhóm 5);
– Dầu gội đầu, xà phòng, sữa dưỡng da và chế phẩm đánh răng có chứa
thuốc (Nhóm 5);- Giũa móng tay chân dạng tấm bìa cứng phủ bột mài, đá mài, đĩa mài (dụng
cụ cầm tay) (Nhóm 8);
– Dụng cụ trang điểm và làm sạch, ví dụ, chổi trang điểm (Nhóm 21), vải,
đệm và giẻ lau để làm sạch.
NHÓM 4.
Dầu và mỡ công nghiệp, sáp;
Chất bôi trơn;
Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi;
Nhiên liệu và vật liệu cháy sáng;
Nến và bấc dùng để thắp sáng.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 4 chủ yếu gồm dầu và mỡ công nghiệp, nhiên liệu và vật liệu cháy
sáng.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dầu để bảo quản công trình nề hoặc da
– sáp dạng thô, sáp công nghiệp;
– năng lượng điện;
– nhiên liệu động cơ, nhiên liệu sinh học;
– phụ gia không phải hóa chất dùng cho nhiên liệu;
– gỗ sử dụng làm nhiên liệu.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Một số loại dầu và mỡ công nghiệp đặc biệt, ví dụ, dầu để thuộc da (Nhóm
1), dầu để bảo quản gỗ, dầu và mỡ chống rỉ (Nhóm 2), tinh dầu (Nhóm 3).
– Nến/nến sáp xoa bóp dùng cho mục đích mỹ phẩm (Nhóm 3) và nến/nến
sáp xoa bóp có chứa thuốc (Nhóm 5);
– Một số loại sáp đặc biệt, ví dụ, sáp để ghép cây (Nhóm 1), sáp dùng cho thợ
may, sáp đánh bóng, sáp làm rụng lông (Nhóm 3), sáp dùng cho răng
(Nhóm 5), sáp niêm phong (Nhóm 16);
– Bấc chuyên dùng cho bếp dầu (nhóm 11) và cho bật lửa (nhóm 34).
NHÓM 5.Các chế phẩm dược, y tế và thú y;
Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế;
Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế hoặc
thú y, thực phẩm cho em bé;
Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Cao dán, vật liệu dùng để
băng bó;
Vật liệu để hàn răng, sáp nha khoa;
Chất tẩy uế;
Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, chất diệt cỏ.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 5 chủ yếu gồm dược phẩm và các chế phẩm khác dùng cho mục
đích y tế hoặc thú y.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Chế phẩm vệ sinh dùng cho vệ sinh cá nhân, trừ loại dùng cho trang điểm;
– Tã lót dùng cho em bé và cho người không tự chủ tiểu tiện;
– Chất khử mùi, trừ loại dùng cho người hoặc động vật;
– Dầu gội đầu, xà phòng, sữa dưỡng da và chế phẩm đánh răng có chứa
thuốc;
– Chất bổ sung ăn kiêng nhằm bổ sung cho đồ ăn thông thường hoặc để có lợi
cho sức khỏe;
– Đồ thay thế bữa ăn và đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ ăn
kiêng phù hợp với việc sử dụng trong y tế hoặc thú y.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Các thành phần dùng trong sản xuất dược phẩm, ví dụ, vitamin, chất bảo
quản và chất chống oxi hóa (Nhóm 1);
– Chế phẩm vệ sinh dùng làm chế phẩm trang điểm/vệ sinh thân thể không
chứa thuốc (Nhóm 3);
– Chất khử mùi dùng cho người hoặc động vật (Nhóm 3);
– Băng chỉnh hình (Nhóm 10);
– Đồ thay thế bữa ăn và thực phẩm dinh dưỡng và đồ uống không chuyên
dụng dành cho mục đích y tế hoặc thú y cần được phân loại vào các nhóm
thực phẩm hoặc đồ uống thích hợp, ví dụ, khoai tây chiên lát mỏng ít béo (Nhóm 29), ngũ cốc cao đạm dạng thanh (Nhóm 30), đồ uống đẳng trương
chứa muối và khoáng chất cho cơ thể (Nhóm 32).
NHÓM 6.
Kim loại thường và quặng, hợp kim của chúng;
Vật liệu xây dựng bằng kim loại;
Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được;
Cáp và dây kim loại thường không dùng để dẫn điện;
Hàng ngũ kim và các vật dụng nhỏ làm bằng sắt;
Đồ chứa đựng bằng kim loại để lưu giữ hoặc vận chuyển;
Két sắt.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 6 chủ yếu gồm kim loại thường chưa được gia công và được gia
công một phần, bao gồm cả quặng, cũng như một số hàng hóa làm từ kim loại
thường.
Nhóm này đặc biệt bao gồm:
– Kim loại dạng lá hoặc dạng bột dùng để gia công thêm nữa, ví dụ, kim loại
dạng lá/bột dùng cho máy in 3D;
– Vật liệu xây dựng bằng kim loại, ví dụ, vật liệu bằng kim loại dùng cho ray
đường sắt, đường ống và ống kim loại;
– Các vật dụng nhỏ (đồ ngũ kim) làm bằng kim loại, ví dụ, bu lông, đinh vít,
đinh, bánh xe nhỏ của đồ đạc, then cài, móc cài cửa sổ;
– Kết cấu hoặc công trình xây dựng bằng kim loại vận chuyển được, ví dụ,
nhà, bể bơi, lồng nhốt thú hoang dã, sân trượt băng là các hàng hóa tiền
chế;
– Một số hàng hóa làm từ kim loại thường chưa được xếp vào các nhóm khác
theo chức năng hoặc mục đích, ví dụ, hộp đa năng bằng kim loại thường,
tượng, tượng bán thân và các tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại thường.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Kim loại và quặng được sử dụng như các chất hóa học trong công nghiệp
hoặc trong nghiên cứu khoa học bởi các đặc tính hóa học của chúng, ví dụ,
bô xít, thủy ngân, antimony, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ (Nhóm 1);
– Kim loại dạng lá và dạng bột dùng trong hội họa, trang trí, in và nghệ thuật
(Nhóm 2);- Cáp dẫn điện (Nhóm 9) và dây thừng và cáp không dùng để dẫn điện,
không bằng kim loại (Nhóm 22);
– Ống là bộ phận của thiết bị vệ sinh (Nhóm 11), ống và ống mềm, không
bằng kim loại (Nhóm 17) và ống cứng, không bằng kim loại (Nhóm 19);
– Lồng nuôi thú trong nhà (Nhóm 21);
– Một số hàng hóa làm từ kim loại thường được phân loại theo mục đích
hoặc chức năng của chúng, ví dụ, dụng cụ cầm tay, thao tác thủ công
(Nhóm 8), kẹp giấy (Nhóm 16), đồ đạc (Nhóm 20), dụng cụ nhà bếp
(Nhóm 21), đồ chứa dùng trong gia đình (Nhóm 21).
NHÓM 7.
Máy, máy công cụ, dụng cụ vận hành bằng điện;
Ðộng cơ và đầu máy, trừ loại dùng cho phương tiện giao thông trên bộ;
Các bộ phận ghép nối và truyền động, trừ loại dùng cho phương tiện giao
thông trên bộ;
Nông cụ, trừ loại dụng cụ cầm tay thao tác thủ công;
Máy ấp trứng;
Máy bán hàng tự động.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 7 chủ yếu gồm các loại máy móc và máy công cụ, động cơ và đầu
máy.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Các cụm chi tiết của tất cả các loại động cơ và đầu máy, ví dụ bộ khởi
động, ống giảm thanh và xy lanh của các loại động cơ và đầu máy;
– Máy và thiết bị làm sạch và đánh bóng chạy điện, ví dụ, máy đánh bóng
giày chạy, máy và thiết bị giặt thảm chạy điện và máy hút bụi;
– Thiết bị in 3D;
– Robot công nghiệp;
– Một số phương tiện giao thông đặc biệt không dùng cho mục đích vận
chuyển, ví dụ, xe quét đường, xe làm đường, xe gạt tuyết, xe ủi đất cũng
như xích cao su là bộ phận của bánh xích của phương tiện giao thông đó.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Dụng cụ và công cụ cầm tay, thao tác thủ công (Nhóm 8);- Robot hình người có trí tuệ nhân tạo, robot phòng thí nghiệm, robot giảng
dạy, robot giám sát an ninh (Nhóm 9), robot phẫu thuật (Nhóm 10), xe ô tô
robot (Nhóm 12), trống robot (Nhóm 15), đồ chơi robot (Nhóm 28);
– Động cơ và đầu máy cho phương tiện giao thông trên bộ (Nhóm 12);
– Ta-lông lốp xe cho phương tiện giao thông và máy kéo (Nhóm 12);
– Một số máy móc đặc biệt, ví dụ, máy rút tiền tự động (Nhóm 9), máy hô
hấp nhân tạo (Nhóm 10), thiết bị và máy làm lạnh (Nhóm 11).
NHÓM 8.
Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công;
Dao, kéo, thìa và dĩa;
Vũ khí đeo cạnh sườn, trừ súng cầm tay;
Dao cạo.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 8 chủ yếu gồm công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công để
thực hiện các công việc như khoan, tạo hình, cắt và đục lỗ.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Dụng cụ nông nghiệp, làm vườn và làm vườn hoa cây cảnh thao tác thủ
công;
– Dụng cụ thao tác thủ công dùng cho thợ mộc, nghệ sĩ và thợ thủ công khác,
ví dụ, búa, đục và dao trổ/ dao chạm;
– Tay cầm của dụng cụ cầm tay thao tác thủ công như dao và liềm cắt cỏ/lưỡi
hái;
– Dụng cụ cầm tay chạy điện và không chạy điện dùng cho chải chuốt cá
nhân và nghệ thuật cơ thể, ví dụ, dao cạo, dụng cụ uốn tóc, xăm da, cắt sửa
và sơn sửa móng tay chân;
– Máy bơm thao tác thủ công
– Bộ đồ bàn ăn như dao, dĩa và thìa, bao gồm cả những đồ này làm bằng kim
loại quý.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Máy công cụ và dụng cụ vận hành bằng động cơ (Nhóm 7);
– Dao kéo phẫu thuật (Nhóm 10);
– Bơm dùng cho lốp xe hai bánh (Nhóm 12), bơm chuyên dụng cho bóng đồ chơi (Nhóm 28);
– Súng cầm tay đeo cạnh sườn (Nhóm 13);
– Dao rọc giấy và máy tiêu huỷ/cắt vụn giấy dùng cho văn phòng (Nhóm
16);
– Tay cầm của các đồ dùng được phân loại vào các nhóm khác nhau tùy
thuộc mục đích sử dụng hoặc chức năng của nó, ví dụ, tay cầm của gậy đi
bộ, tay cầm của ô (Nhóm 18), tay cầm của chổi (Nhóm 21);
– Đồ dùng phục vụ, ví dụ, dụng cụ gắp đường, dụng cụ gắp đá, xẻng múc
bánh và muôi múc và dụng cụ nhà bếp, ví dụ, thìa trộn, chày và cối giã,
dụng cụ kẹp quả hạch và bàn xẻng [dao bay] (Nhóm 21);
– Vũ khí đấu kiếm (Nhóm 28).
NHÓM 9.
Thiết bị và dụng cụ khoa học, nghiên cứu, hàng hải, trắc địa, nhiếp ảnh,
điện ảnh, nghe nhìn, quang học, cân, đo, báo hiệu, dò tìm, kiểm tra, giám sát,
cấp cứu và giảng dạy;
Thiết bị và dụng cụ dùng để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều
chỉnh hoặc điều khiển sự phân phối hoặc sử dụng năng lượng điện;
Thiết bị hoặc dụng cụ dùng để ghi, truyền, tái tạo hoặc xử lý âm thanh,
hình ảnh hoặc dữ liệu;
Các phương tiện chứa dữ liệu và có thể tải xuống được, phần mềm máy
tính, các phương tiện ghi và lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số hoặc tương tự chưa có
dữ liệu;
Cơ cấu cho thiết bị vận hành bằng đồng xu;
Máy tính tiền, máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính;
Bộ quần áo lặn, mặt nạ lặn, tai nghe dùng cho thợ lặn, kẹp mũi dùng cho
thợ lặn và người bơi lội, găng tay dùng cho thợ lặn, thiết bị thở dùng để bơi;
Thiết bị dập lửa.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 9 chủ yếu bao gồm các thiết bị và dụng cụ khoa học hoặc dùng cho
mục đích nghiên cứu, các thiết bị nghe nhìn và thiết bị công nghệ thông tin, cũng
như các thiết bị an toàn và cấp cứu.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu khoa học dùng trong phòng thí nghiệm;
– Thiết bị dùng trong giảng dạy và mô phỏng, ví dụ, hình nộm mô phỏng dùng trong giảng dạy hồi sức cấp cứu, thiết bị mô phỏng lái xe hay điều
khiển phương tiện vận tải;
– Thiết bị và dụng cụ dùng để điều khiển và giám sát máy bay, tàu thuỷ và
các phương tiện vận tải không người lái, ví dụ, các thiết bị định vị, máy
phát tín hiệu, la bàn để đo đạc, thiết bị GPS, thiết bị lái tự động dùng cho
các phương tiện vận tải;
– Thiết bị và dụng cụ an toàn và an ninh, ví dụ, lưới an toàn, đèn tín hiệu,
thiết bị tín hiệu giao thông, xe cứu hỏa, báo động bằng âm thanh, thẻ bảo
mật là thiết bị mã hóa;
– Quần áo dùng để bảo vệ ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng hoặc đe
dọa đến tính mạng, ví dụ, quần áo bảo hộ chống tai nạn, phóng xạ hoặc lửa,
quần áo chống đạn, mũ bảo hiểm, bảo vệ đầu dùng trong thể thao, bảo vệ
miệng dùng trong thể thao, quần áo bảo hộ cho phi công, miếng đệm đầu
gối dùng cho công nhân;
– Thiết bị và dụng cụ quang học, ví dụ, kính đeo mắt, kính áp tròng, kính lúp,
kính dùng để kiểm tra sản phẩm, mắt thần gắn trên cửa;
– Nam châm;
– Đồng hồ thông minh, thiết bị đeo để theo dõi các hoạt động;
– Cần điều khiển dùng với máy tính, khác loại dùng cho trò chơi video, bộ
kính thực tế ảo, kính thông minh;
– Hộp đựng kính, ốp điện thoại thông minh, hộp chuyên dùng cho thiết bị và
dụng cụ chụp ảnh;
– Máy rút tiền tự động (ATM), máy lập hóa đơn, máy móc và thiết bị thử
nghiệm vật liệu;
– Pin và bộ sạc dùng cho thuốc lá điện tử;
– Các bộ phận tạo hiệu ứng điện và điện tử dùng cho dụng cụ âm nhạc;
– Rô bốt phòng thí nghiệm, rô bốt giảng dạy, rô bốt giám sát an ninh, rô bốt
hình người với trí thông minh nhân tạo.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Cần điều khiển là bộ phận của máy móc, trừ loại dùng cho máy chơi game
(Nhóm 7), cần điều khiển xe cộ (Nhóm 12), cần điều khiển cho trò chơi
video, bộ điều khiển cho đồ chơi và trò chơi game console (nhóm 28);
– Thiết bị hoạt động bằng đồng xu được phân loại vào các nhóm khác nhau
tùy theo chức năng và mục đích của chúng, ví dụ, máy giặt hoạt động bằng
đồng xu (nhóm 7), bàn bi-a hoạt động bằng tiền xu (nhóm 28);
– Rô bốt công nghiệp (Nhóm 7), rô bốt phẫu thuật (Nhóm 10), rô bốt đồ chơi
(Nhóm 28);
– Máy đo xung, thiết bị theo dõi nhịp tim, thiết bị theo dõi thành phần cơ thể (Nhóm 10);
– Đèn dùng trong phòng thí nghiệm, đầu đốt dùng trong phòng thí nghiệm
(Nhóm 11);
– Đèn lặn (Nhóm 11);
– Chất nổ, tín hiệu báo sương mù, pháo sáng báo hiệu (Nhóm 13);
– Phần mô học dùng cho mục đích giảng dạy, các mẫu sinh học dùng trong
kính hiển vi như là các tài liệu giảng dạy (Nhóm 16);
– Quần áo và các thiết bị đeo để thực hành trong một số môn thể thao, ví dụ,
miếng đệm bảo vệ là một bộ phận của bộ quần áo thể thao, mặt nạ đấu
kiếm, găng tay đấm bốc (Nhóm 28).
NHÓM 10.
Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, y tế, nha khoa và thú y;
Chân, tay, mắt và răng giả;
Dụng cụ chỉnh hình;
Vật liệu khâu vết thương;
Thiết bị trợ giúp và trị liệu dùng cho người tàn tật;
Thiết bị xoa bóp;
Thiết bị, dụng cụ và vật dụng để chăm sóc trẻ sơ sinh;
Thiết bị, dụng cụ và vật dụng kích thích hoạt động tình dục.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 10 chủ yếu gồm các thiết bị, dụng cụ và đồ dùng y tế, phẫu thuật, nha
khoa và thú y thường được dùng để chẩn đoán, điều trị hoặc cải thiện chức năng
hoặc tình trạng của con người và động vật.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Băng cuộn hỗ trợ cho việc băng bó và quần áo đặc biệt dùng cho mục đích
y tế, ví dụ, quần áo có tác dụng ép chặt, nén chặt, tất chân/băng chân cho
người bị giãn tĩnh mạch, áo bó (dùng cho người không kiểm soát được
hành vi có hai ống tay dài để buộc tay lại), đồ đi chân chỉnh hình;
– Thiết bị, dụng cụ và vật dụng dùng cho kinh nguyệt, tránh thai và sinh đẻ,
ví dụ, cốc nguyệt san, vòng pessary, bao cao su, nệm cho việc sinh nở, kẹp
foóc-xép dùng trong sản khoa;
– Thiết bị và đồ dùng trị liệu và bộ phận giả dùng để cấy ghép làm từ vật liệu
nhân tạo hoặc tổng hợp, ví dụ, mô cấy dùng trong phẫu thuật làm từ vật
liệu nhân tạo hoặc tổng hợp, vú nhân tạo /vú giả, máy tạo nhịp não/máy điều hòa nhịp não, mô cấy cố định xương có thể thoái biến sinh học.
– Đồ đạc chuyên dùng cho mục đích y tế, ví dụ, ghế bành dùng cho mục đích
y tế hoặc nha khoa, đệm khí/đệm hơi dùng cho mục đích y tế, bàn phẫu
thuật.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Các loại băng y tế và vật thấm hút vệ sinh, ví dụ, thạch cao để băng bó,
băng và gạc để băng bó vết thương, miếng đệm chăm sóc ngực, bỉm cho trẻ
em và cho người không tự chủ được, băng vệ sinh tampon (Nhóm 5);
– Mô cấy phẫu thuật bao gồm cả mô sống (Nhóm 5);
– Thuốc hút không có chất thuốc lá dùng cho mục đích y tế (Nhóm 5) và
thuốc lá điện tử (Nhóm 34);
– Xe lăn và xe scutơ linh hoạt (Nhóm 12);
– Bàn xoa bóp và giường bệnh viện (Nhóm 20).
NHÓM 11.
Thiết bị và hệ thống để chiếu sáng, sưởi nóng, làm mát, sinh hơi nước,
nấu nướng, sấy khô, thông gió, cấp nước và dùng cho mục đích vệ sinh.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 11 chủ yếu bao gồm các thiết bị và hệ thống kiểm soát môi trường,
đặc biệt, cho mục đích chiếu sáng, nấu nướng, làm mát và vệ sinh.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Thiết bị và hệ thống điều hoà không khí;
– Lò nướng, trừ loại sử dụng trong phòng thí nghiệm, ví dụ, lò nha khoa, lò
vi sóng, lò nướng bánh;
– Bếp là thiết bị gia nhiệt;
– Thiết bị thu nhiệt mặt trời;
– Ống thông khói, quạt hút thông khói, buồng đốt, lò sưởi trong nhà;
– Thiết bị khử trùng, lò đốt rác;
– Thiết bị và hệ thống chiếu sáng, ví dụ, ống dạ quang để chiếu sáng, đèn pha
để rọi sáng, đèn cảnh báo an toàn, số nhà phát quang, đèn phản quang của
xe cộ, đèn cho xe cộ;
– Đèn, ví dụ, đèn điện, đèn khí đốt, đèn dùng trong phòng thí nghiệm, đèn
dầu, đèn đường, đèn an toàn dùng cho thợ mỏ;- Thiết bị giúp da rám nắng thuộc dạng giường tắm nắng;
– Thiết bị dùng cho bồn tắm, phụ kiện bồn tắm, phụ kiện gá lắp đường ống
của bồn tắm;
– Bồn vệ sinh, bồn đi tiểu;
– Vòi phun nước, dụng cụ phun sô cô la dạng tháp;
– Miếng đệm, đệm và chăn được làm nóng bằng điện, không dùng cho mục
đích y tế;
– Bình đun nước nóng;
– Trang phục sưởi ấm bằng điện;
– Thiết bị làm sữa chua chạy điện, máy làm bánh mì, máy pha cà phê, máy
làm kem, thiết bị và máy làm đá.
Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Thiết bị sinh hơi nước là bộ phận của các máy (Nhóm 7);
– Bộ ngưng tụ khí (Nhóm 7);
– Máy phát điện (Nhóm 7);
– Đèn hàn (Nhóm 7), đèn quang học, đèn buồng tối (Nhóm 9), đèn dùng cho
mục đích y tế (Nhóm 10);
– Lò dùng trong phòng thí nghiệm (Nhóm 9);
– Pin quang điện (Nhóm 9);
– Đèn tín hiệu (Nhóm 9);
– Miếng đệm, đệm và chăn được làm nóng bằng điện, dùng cho mục đích y
tế (Nhóm 10);
– Chậu tắm di chuyển được dùng cho em bé (Nhóm 21);
– Vật dụng giữ lạnh/ướp lạnh mang đi được, không dùng điện (Nhóm 21);
– Các dụng cụ nấu ăn không tích hợp nguồn nhiệt, ví dụ, vỉ nướng không
dùng điện, khuôn bánh quế không dùng điện, nồi áp suất không dùng điện
(Nhóm 21);
– Túi bọc làm ấm chân không dùng điện (Nhóm 25);
NHÓM 12.
Xe cộ;
Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước.
CHÚ THÍCH:Nhóm 12 chủ yếu gồm các phương tiện giao thông và thiết bị dùng để vận
chuyển người hoặc hàng hóa trên bộ, trên không hoặc dưới nước.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Ðộng cơ và đầu máy dùng cho phương tiện giao thông trên bộ;
– Các bộ phận ghép nối và truyền động dùng cho phương tiện giao thông trên
bộ;
– Phương tiện giao thông chạy trên đệm khí;
– Phương tiện giao thông điều khiển từ xa, trừ loại làm đồ chơi;
– Các bộ phận của phương tiện giao thông, ví dụ, thanh chắn va đập, kính
chắn gió, bánh lái, lốp dùng cho bánh xe của phương tiện giao thông cũng
như ta-lông lốp xe dùng cho phương tiện giao thông.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Vật liệu kim loại dùng cho đường sắt (Nhóm 6);
– Ðộng cơ, đầu máy, các bộ phận ghép nối và truyền động trừ loại dùng cho
các phương tiện giao thông trên bộ (Nhóm 7);
– Các bộ phận của tất cả các loại động cơ và đầu máy, ví dụ, bộ khởi động,
ống giảm thanh và xy lanh của động cơ và đầu máy (Nhóm 7);
– Băng xích cao su là bộ phận của xích lăn trên máy xây dựng, khai mỏ,
nông nghiệp và các máy hạng nặng khác (Nhóm 7);
– Xe ba bánh cho trẻ em và xe scutơ là đồ chơi (Nhóm 28);
– Một số phương tiện giao thông hoặc thiết bị có bánh xe đặc biệt không
dùng cho mục đích vận chuyển, ví dụ, máy quét đường tự vận hành (Nhóm
7), xe chữa cháy (Nhóm 9), bàn dọn đồ uống trà có bánh xe (Nhóm 20);
– Một số bộ phận của phương tiện giao thông, ví dụ, pin điện, dụng cụ đo
khoảng cách đã đi và radio dùng cho phương tiện giao thông (Nhóm 9), đèn
dùng cho ô tô và xe hai bánh (Nhóm 11), thảm dùng cho ô tô (Nhóm 27).
NHÓM 13.
Súng cầm tay;
Đạn dược và đầu đạn; Chất nổ;
Pháo hoa.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 13 chủ yếu gồm súng cầm tay các loại và các sản phẩm pháo hoa.Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Pháo hiệu cứu hộ, là chất nổ hoặc pháo hoa;
– Súng hiệu;
– Lọ phun xịt cho cá nhân dùng để tự vệ;
– Tín hiệu báo sương mù bằng chất nổ, pháo sáng báo hiệu;
– Súng hơi ngắn;
– Dây đeo vũ khí;
– Súng thể thao, súng săn.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Mỡ/chất bôi trơn dùng cho vũ khí (Nhóm 4);
– Lưỡi dao, kiếm là vũ khí (Nhóm 8);
– Vũ khí đeo cạnh sườn, không phải súng (Nhóm 8);
– Tín hiệu báo sương mù không bằng chất nổ, pháo hiệu laze để cứu hộ
(Nhóm 9);
– Kính ngắm xa dùng cho súng (Nhóm 9);
– Ngọn đuốc (Nhóm 11);
– Pháo giấy dùng trong lễ Giáng sinh (Nhóm 28);
– Ngòi nổ là đồ chơi (Nhóm 28);
– Súng ngắn đồ chơi bắn hơi (Nhóm 28);
– Diêm (Nhóm 34).
NHÓM 14.
Kim loại quý và hợp kim của chúng;
Ðồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý và bán quý;
Ðồng hồ và dụng cụ đo thời gian.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 14 chủ yếu gồm các kim loại quý và hàng hoá làm từ các kim loại
quý hoặc bọc bằng kim loại này, như là đồ trang sức, đồng hồ và đồng hồ đeo tay
và các bộ phận của chúng.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:- Đồ trang sức, bao gồm cả đồ trang sức giả, ví dụ, đồ trang sức bằng đá quý
nhân tạo;
– Khuy măng sét, ghim cài ca vát, kẹp cài ca vát;
– Vòng đeo chìa khóa, dây đeo chìa khóa và các hạt nhỏ/trang sức dùng cho
chúng;
– Đồ trang sức dùng đeo, đính trên dây chuyền, vòng xuyến;
– Hộp trang sức;
– Các bộ phận của đồ trang sức, đồng hồ và đồng hồ đeo tay, ví dụ, móc gài
và hạt cho đồ trang sức, bộ phận chuyển động của đồng hồ và đồng hồ đeo
tay, kim đồng hồ, lò xo đồng hồ, mặt kính đồng hồ.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Đồng hồ thông minh (Nhóm 09);
– Chi tiết trang trí, trừ loại dùng cho đồ trang sức, vòng hay dây đeo chìa
khóa (Nhóm 26);
– Các sản phẩm nghệ thuật không làm bằng hoặc không phủ bằng kim loại
quý được phân loại tùy theo vật liệu tạo ra, ví dụ, tác phẩm nghệ thuật bằng
kim loại (Nhóm 6), bằng đá, xi măng hoặc đá hoa (Nhóm 19), bằng gỗ, sáp,
chất dẻo hoặc thạch cao (Nhóm 20), bằng sứ, gốm, đất nung hoặc thủy tinh
(Nhóm 21);
– Một số hàng hoá làm từ kim loại quý hoặc phủ kim loại quý được phân loại
theo mục đích sử dụng hoặc chức năng của chúng, ví dụ, kim loại dạng lá
và dạng bột để sử dụng trong sơn, trang trí, in ấn và mỹ thuật (Nhóm 2),
hỗn hống bằng vàng dùng trong nha khoa (Nhóm 5), dao kéo (Nhóm 8),
công tắc điện (Nhóm 9), ngòi bút bằng vàng (Nhóm 16), ấm trà (nhóm 21),
sợi vàng và sợi bạc để thêu (Nhóm 26), hộp đựng xì gà (Nhóm 34);
NHÓM 15.
Dụng cụ âm nhạc
Giá để bản nhạc và giá giữ nhạc cụ;
Que để đánh nhịp của nhạc trưởng.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 15 chủ yếu bao gồm các dụng cụ âm nhạc, các bộ phận và phụ kiện
của chúng.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:- Các dụng cụ âm nhạc cơ học và phụ kiện của chúng, ví dụ, đàn thùng,
piano cơ học, bộ điều chỉnh độ mạnh dùng cho piano cơ học, trống rô bốt;
– Hộp nhạc;
– Nhạc cụ điện và điện tử;
– Dây, lưỡi gà, núm vặn và bàn đạp dùng cho dụng cụ âm nhạc;
– Âm thoa, khóa lên dây đàn;
– Nhựa thông dùng cho dụng cụ âm nhạc có dây.
Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Thiết bị ghi âm, truyền âm, tăng âm và tái tạo âm thanh, ví dụ, các bộ tạo
hiệu ứng điện và điện tử dùng cho dụng cụ âm nhạc, phơ dạng bàn đạp,
giao diện âm thanh, bộ trộn âm thanh, thiết bị hiệu chỉnh âm thanh, loa siêu
trầm (Nhóm 9);
– Các tệp tin âm nhạc có thể tải về được (Nhóm 9);
– Bản nhạc điện tử có thể tải về được (Nhóm 9), bản nhạc bướm in sẵn
(Nhóm 16);
– Máy hát tự động (Nhóm 9);
– Máy nhịp/dụng cụ đếm nhịp khi tập chơi nhạc (Nhóm 9);
– Thiệp chúc mừng có nhạc (Nhóm 16).
NHÓM 16.
Giấy, bìa cứng;
Ấn phẩm;
Vật liệu để đóng sách;
Ảnh chụp;
Văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng, trừ đồ đạc;
Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho mục đích gia dụng;
Vật liệu dùng để vẽ và vật liệu dùng cho nghệ sĩ;
Bút lông;
Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy;
Tấm, màng mỏng, túi bằng chất dẻo dùng để bọc và bao gói;
Chữ in, bản in đúc (clisê).
CHÚ THÍCH:
Nhóm 16 bao gồm chủ yếu gồm giấy, các tông và một số hàng hoá làm bằng các vật liệu này, cũng như đồ dùng văn phòng.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Dao rọc giấy và xén giấy;
– Bìa sách, vỏ bọc và dụng cụ dùng để giữ hoặc bảo vệ giấy, ví dụ, cặp hồ sơ
tài liệu, kẹp tiền, bìa bọc quyển séc, kẹp giấy, bìa bọc hộ chiếu, sổ lưu niệm
vở trang rời;
– Một số máy văn phòng, ví dụ, máy chữ, máy nhân bản, máy đóng dấu dùng
cho văn phòng, gọt bút chì;
– Dụng cụ sơn dành cho nghệ sĩ và họa sĩ vẽ trong nhà và ngoài trời, ví dụ,
đĩa đựng màu nước của nghệ sĩ, bảng màu và giá vẽ của họa sĩ, khay và con
lăn sơn;
– Một số sản phẩm giấy dùng một lần, ví dụ, yếm, tạp dề, giấy ăn và khăn
trải bàn bằng giấy;
– Một số hàng hóa được làm bằng giấy hoặc các tông không được xếp vào
các nhóm khác theo chức năng hay mục đích sử dụng, ví dụ, túi giấy, bao
bì và đồ đựng dùng để bao gói, tượng, tượng nhỏ và tác phẩm nghệ thuật
bằng giấy hoặc các tông, như tượng nhỏ bằng giấy bồi, tờ in thạch bản có
khung hoặc không có khung, tranh vẽ và màu nước.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Sơn (nhóm 2)
– Dụng cụ cầm tay dùng cho nghệ sĩ, ví dụ, cái bay, cái đục cho nhà điêu
khắc (Nhóm 8);
– Thiết bị giảng dạy, ví dụ, thiết bị giảng dạy nghe nhìn, người nộm cứu ngạt
(nhóm 9), và mô hình đồ chơi (Nhóm 28);
– Một số hàng hóa làm bằng giấy hoặc bìa cứng được phân loại theo mục
đích sử dụng hoặc chức năng của chúng, ví dụ, giấy ảnh (Nhóm 1), giấy
mài (Nhóm 3), mành che bằng giấy (Nhóm 20), cốc giấy và đĩa giấy dùng
cho bàn ăn (Nhóm 21), khăn trải giường bằng giấy (Nhóm 24), trang phục
bằng giấy (Nhóm 25), giấy cuộn thuốc lá (Nhóm 34).
NHÓM 17.
Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca bán thành phẩm và chưa xử lý
và các vật liệu thay thế cho những vật liệu này;
Chất dẻo và nhựa ở dạng đùn ép, sử dụng trong sản xuất;
Vật liệu để bao gói, bịt kín và cách ly;
Ống mềm phi kim loại.CHÚ THÍCH:
Nhóm 17 chủ yếu gồm vật liệu và chất dẻo cách điện, cách nhiệt và cách âm,
được dùng trong sản xuất ở dạng tấm, khối và thanh, cũng như một số hàng hóa
bằng cao su, nhựa pec-ca, amiăng, gôm, mica hoặc vật liệu thay thế.
Nhóm này đặc biệt gồm có:
– Vật liệu cao su để đắp lại lốp xe;
– Phao cản chống ô nhiễm;
– Băng dính, trừ loại dùng trong văn phòng và không dùng cho mục đích y tế
hoặc gia dụng;
– Màng nhựa dẻo, trừ loại dùng để bọc và đóng gói, ví dụ, màng (film) chống
lóa dùng cho cửa sổ;
– Sợi đàn hồi và sợi bằng cao su hoặc chất dẻo, không sử dụng trong ngành
dệt;
– Một số hàng hóa được làm từ vật liệu thuộc nhóm này chưa được xếp vào
nhóm khác theo mục đích sử dụng hoặc chức năng, ví dụ, đế xốp dùng cắm
hoa, vật liệu đệm lót và nhồi bằng cao su hoặc chất dẻo, nút bằng cao su,
đệm giảm xóc bằng cao su, túi hoặc bao bì dùng để đóng gói bằng cao su.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Ống vòi cứu hỏa (Nhóm 9);
– Ống là bộ phận của thiết bị vệ sinh (Nhóm 11) và ống cứng bằng kim loại
(Nhóm 6) và ống cứng phi kim loại (Nhóm 19);
– Kính cách ly dùng trong xây dựng (Nhóm 19);
– Một số hàng hóa làm bằng vật liệu thuộc nhóm này được phân loại theo
mục đích sử dụng hoặc chức năng của chúng, ví dụ, nhựa cây (Nhóm 2),
cao su dùng cho mục đích nha khoa (Nhóm 5), màn che bằng amiăng dùng
cho lính cứu hỏa (Nhóm 9), miếng vá bằng cao su có chất dính dùng để sửa
chữa săm xe (Nhóm 12), tẩy bằng cao su (Nhóm 16).
NHÓM 18.
Da và giả da;
Da động vật và da sống;
Túi hành lý và túi xách;
Ô và dù;
Gậy chống đi bộ;Roi ngựa và yên cương;
Vòng cổ, dây buộc và trang phục cho động vật.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 18 chủ yếu gồm da, giả da và một số hàng hóa bằng các vật liệu kể
trên.
Nhóm này đặc biệt gồm có:
– Túi hành lý và túi xách, ví dụ, va li, rương, hòm, túi du lịch, địu trẻ em, cặp
sách;
– Thẻ hành lý hay nhãn hành lý;
– Ví đựng danh thiếp và ví bỏ túi;
– Hộp và cặp bằng da hoặc bìa giả da.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Gậy chống dùng đi bộ hoặc ba toong dùng cho mục đích y tế (Nhóm 10);
– Trang phục, đồ đi chân và đồ đội đầu bằng da dành cho người (Nhóm 25);
– Túi hoặc cặp dành riêng cho sản phẩm, ví dụ, cặp đựng máy tính xách tay
(Nhóm 9); túi và cặp đựng máy ảnh và thiết bị chụp ảnh (Nhóm 9), túi
đựng dụng cụ âm nhạc (Nhóm 15), túi đựng đồ đánh gôn có hoặc không có
bánh xe, túi thiết kế đặc biệt dùng cho môn trượt tuyết hoặc lướt sóng
(Nhóm 28);
– Một số hàng hóa làm bằng da, giả da, da động vật và da sống được phân
loại theo mục đích sử dụng hoặc chức năng của chúng, ví dụ, dây da để liếc
dao cạo (Nhóm 8), da để đánh bóng (Nhóm 21), da thuộc để làm sạch
(Nhóm 21), thắt lưng da dùng cho trang phục (Nhóm 25).
NHÓM 19.
Vật liệu, không bằng kim loại, dùng trong xây dựng;
Ống cứng, phi kim loại, dùng cho xây dựng;
Asphan, hắc ín, nhựa đường và bitum;
Công trình xây dựng vận chuyển được, phi kim loại;
Ðài kỷ niệm, phi kim loại.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 19 chủ yếu gồm các vật liệu, phi kim loại, dùng cho xây dựng.Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Gỗ bán thành phẩm dùng trong xây dựng, ví dụ, xà, ván, panen;
– Gỗ dán;
– Kính xây dựng, ví dụ, ngói thuỷ tinh, kính cách ly dùng cho xây dựng, kính
an toàn;
– Hạt thuỷ tinh để đánh dấu đường;
– Đá hoa cương/đá granit, đá hoa cẩm thạch, sỏi;
– Đất nung được sử dụng như là vật liệu xây dựng;
– Tấm lợp, phi kim loại, có kết hợp với pin quang điện;
– Bia mộ và mộ, phi kim loại;
– Tượng, tượng bán thân và các tác phẩm nghệ thuật bằng đá, bê tông hay
cẩm thạch;
– Hộp thư làm bằng khối xây;
– Vải địa kỹ thuật;
– Lớp phủ là vật liệu xây dựng;
– Giàn giáo, không bằng kim loại;
– Các công trình hoặc kết cấu vận chuyển được, không bằng kim loại, ví dụ
bể cá/bể thủy sinh, chuồng chim, cột cờ, cổng vòm, bể bơi.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Chế phẩm bảo quản xi măng, chế phẩm chống thấm cho xi măng (Nhóm
1);
– Chế phẩm chịu lửa (Nhóm 1);
– Chế phẩm bảo quản gỗ (Nhóm 2);
– Dầu dùng để tách khuôn cốp pha trong xây dựng (Nhóm 4);
– Hộp thư bằng kim loại (Nhóm 6) và hộp thư không bằng kim loại hay khối
xây (Nhóm 20);
– Tượng, tượng bán thân và các tác phẩm nghệ thuật bằng các kim loại thông
thường (Nhóm 6), bằng kim loại quý (Nhóm 14), bằng gỗ, sáp, thạch cao
hoặc nhựa (Nhóm 20), bằng sứ, gốm, đất nung hoặc thủy tinh (nhóm 21);
– Một số loại ống, phi kim loại, không dùng trong xây dựng, ví dụ, ống là bộ
phận của hệ thống vệ sinh (Nhóm 11), ống mềm không bằng kim loại
(Nhóm 17);
– Hợp chất chống ẩm cho các tòa nhà (Nhóm 17);
– Kính cho cửa xe cộ (bán thành phẩm) (Nhóm 21);- Lồng chim (Nhóm 21);
– Thảm hay chiếu, vải sơn lót sàn và các vật liệu dùng để phủ sàn nhà đã có
sẵn (Nhóm 27);
– Gỗ thô hoặc gỗ cây chưa xử lý (Nhóm 31).
NHÓM 20.
Ðồ đạc, gương, khung tranh;
Thùng chứa, không bằng kim loại, dùng để lưu trữ hoặc vận chuyển;
Xương, sừng, phiến sừng ở hàm cá voi hoặc xà cừ dạng thô hoặc bán thành
phẩm;
Vỏ sò, vỏ ốc;
Đá bọt;
Hổ phách vàng.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 20 chủ yếu gồm đồ đạc và các bộ phận của chúng, cũng như một số
hàng hóa làm bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu gai, sừng, xương, ngà voi, phiến sừng
ở hàm cá voi, vỏ sò, vỏ ốc, hổ phách, xà cừ, đá bọt, thế phẩm của các vật liệu này,
hoặc làm bằng chất dẻo.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Ðồ đạc bằng kim loại, đồ đạc để cắm trại, giá để súng, giá bày báo chí;
– Rèm cửa sổ trong nhà;
– Bộ đồ giường, ví dụ, đệm, giát giường, gối;
– Gương soi, gương dùng cho đồ đạc và trang điểm;
– Biển đăng ký, không bằng kim loại;
– Đồ ngũ kim nhỏ phi kim loại, ví dụ, bu lông, đinh vít, chốt, bánh xe cho đồ
đạc, vòng đệm để giữ chặt ống;
– Hộp thư, không bằng kim loại hoặc vật liệu xây.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Đồ đạc riêng biệt cho phòng thí nghiệm (Nhóm 9) hoặc cho mục đích y tế
(Nhóm 10);
– Rèm ngoài trời bằng kim loại (Nhóm 6), không bằng kim loại hoặc không
bằng vật liệu dệt (Nhóm 19), bằng vật liệu dệt (Nhóm 22);
– Bộ đồ trải giường bằng vải, chăn lông vịt và túi ngủ (Nhóm 24);- Một số loại gương dùng cho mục đích đặc biệt, ví dụ gương dùng trong sản
phẩm quang học (Nhóm 9), gương dùng trong phẫu thuật hoặc nha khoa
(Nhóm 10), gương chiếu hậu (Nhóm 12), kính ngắm dùng cho súng (Nhóm
13);
– Một số hàng hóa làm bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu, sừng, xương, ngà voi,
phiến sừng ở hàm cá voi, vỏ sò, vỏ ốc, hổ phách, xà cừ, đá bọt, thế phẩm
của các vật liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo được phân loại theo mục đích
sử dụng hoặc chức năng của chúng, ví dụ, hạt để làm đồ trang sức (Nhóm
14), tấm ván sàn bằng gỗ (Nhóm 19), rổ dùng trong gia đình (Nhóm 21),
cốc nhựa (Nhóm 21), chiếu cói (Nhóm 27).
NHÓM 21.
Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc;
Dụng cụ nấu nướng và bộ đồ ăn, trừ dĩa, dao và thìa;
Lược và bọt biển;
Bàn chải, không kể bút lông;
Vật liệu dùng để làm bàn chải;
Ðồ lau dọn;
Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm, trừ kính xây dựng;
Ðồ thuỷ tinh, sành, sứ và đất nung.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 21 chủ yếu gồm dụng cụ và máy, thiết bị loại nhỏ thao tác bằng tay
dùng cho gia đình và bếp núc cũng như dụng cụ trang điểm và vệ sinh, đồ thuỷ
tinh và một số hàng hóa làm từ sành, sứ, gốm, đất nung hoặc thủy tinh.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Dụng cụ dùng cho gia đình và bếp núc, ví dụ, vỉ đập ruồi, kẹp phơi quần
áo, thìa trộn, thìa đục lỗ và dụng cụ mở nút chai xoắn ruột gà cũng như đồ
dùng phục vụ, ví dụ dụng cụ gắp đường, dụng cụ gắp đá, xẻng múc bánh và
muôi múc;
– Đồ chứa dùng cho gia đình, bếp núc và nấu nướng, ví dụ, lọ hoa, chai lọ,
lợn đựng tiền tiết kiệm, xô, bình lắc rượu cốc-tai, nồi, xoong, chảo, nồi áp
suất và ấm đun nước không chạy điện;
– Thiết bị nhà bếp loại nhỏ vận hành bằng tay dùng để băm, thái, xay, ép
hoặc nghiền, ví dụ, máy ép tỏi, dụng cụ kẹp vỏ quả hạch, chày và cối;
– Giá (đế, khay) để đĩa và để bình;
– Đồ dùng trang điểm và vệ sinh, ví dụ lược và bàn chải đánh răng chạy điện và không chạy điện, chỉ nha khoa, tấm xốp để tách các ngón chân dùng
trong chữa trị hoặc săn sóc bàn chân, bông thoa phấn, túi đựng đồ trang
điểm;
– Đồ dùng làm vườn, ví dụ, găng tay làm vườn, bồn hoa để cửa sổ, bình tưới
và vòi phun dùng cho ống tưới;
– Bể nuôi cá, loài thủy sinh, vườn ươm và vườn thú trong nhà
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Các chế phẩm để làm sạch (Nhóm 3);
– Thùng chứa để lưu giữ và vận chuyển hàng hóa bằng kim loại (Nhóm 6),
không bằng kim loại (Nhóm 20)
– Các thiết bị loại nhỏ để băm, thái, xay, ép hoặc nghiền chạy điện (Nhóm
7);
– Dao cạo và máy cạo râu, dụng cụ xén tóc hoặc cắt móng tay chân, dụng cụ
để sửa móng tay và cắt chai chân, dùng điện hoặc không dùng điện, ví dụ,
bộ dụng cụ cắt, sửa móng tay chân, giũa móng tay chân, kìm cắt biểu bì
(Nhóm 8);
– Bộ đồ bàn ăn (dao, dĩa, thìa) (Nhóm 8) và dụng cụ cắt thao tác thủ công
dùng cho nhà bếp, ví dụ, dụng cụ cắt rau củ, dụng cụ cắt pizza, dụng cụ thái
lát pho mát (Nhóm 8);
– Lược chải chấy rận, dụng cụ nạo lưỡi (Nhóm 10);
– Dụng cụ nấu nướng, chạy điện (Nhóm 11);
– Gương soi để trang điểm (Nhóm 20);
– Một số hàng hóa bằng thuỷ tinh, sứ, sành và đồ đất nung được phân loại
theo mục đích sử dụng hoặc chức năng của chúng, ví dụ, sứ để làm răng giả
(Nhóm 5), mắt kính (Nhóm 9), sợi thủy tinh để cách ly (Nhóm 17), ngói
sành bằng đất nung (Nhóm 19), kính xây dựng (Nhóm 19), sợi thủy tinh
dùng để dệt (Nhóm 22).
NHÓM 22.
Dây và dây thừng;
Lưới;
Lều (trại) và vải dầu/vải nhựa/vải bạt;
Mái che bằng chất liệu dệt hoặc tổng hợp;
Buồm;
Bao bì đựng để vận chuyển và lưu giữ nguyên liệu dạng rời;
Vật liệu để đệm (lót) và nhồi, trừ giấy, bìa cứng, cao su hoặc chất dẻo;Vật liệu sợi dệt dạng thô và vật liệu thay thế chúng.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 22 chủ yếu gồm vải bạt và vật liệu khác dùng để làm buồm, dây
thừng, vật liệu để nhồi, đệm (lót) và vật liệu sợi dệt dạng thô.
Nhóm này đặc biệt bao gồm:
– Dây và dây bện làm bằng sợi dệt tự nhiên hoặc nhân tạo, bằng giấy hoặc
bằng chất dẻo;
– Lưới đánh bắt cá, võng, thang dây;
– Tấm phủ xe cộ, không gắn cố định;
– Một số bao và túi không được phân loại vào các nhóm khác theo chức năng
hoặc mục đích sử dụng, ví dụ, túi lưới dùng để giặt, túi đựng thi thể, túi
đựng thư;
– Túi bằng vải để bao gói;
– Sợi từ động vật và sợi dệt dạng thô, ví dụ, lông động vật, kén tằm, sợi đay,
len thô hoặc đã xử lý, tơ lụa thô.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Dây chão bằng kim loại (Nhóm 6);
– Dây dùng cho nhạc cụ (Nhóm 15) và dây căng cho vợt thể thao (Nhóm 28);
– Vật liệu để đệm (lót) và nhồi bằng giấy hoặc bìa cứng (Nhóm 16), bằng
cao su hoặc chất dẻo (Nhóm 17);
– Một số lưới và túi được phân loại theo mục đích sử dụng hoặc chức năng
của chúng, ví dụ, lưới bảo hiểm, lưới an toàn, lưới phòng hộ (Nhóm 9),
lưới trùm hành lý cho phương tiện vận tải (Nhóm 12), túi đựng quần áo đi
du lịch (Nhóm 18), lưới bao tóc (Nhóm 26), túi đựng vật dụng đánh gôn
(Nhóm 28), lưới dùng cho thể thao (Nhóm 28);
– Túi dùng để đóng gói, không bằng vải dệt, được phân loại theo vật liệu tạo
ra chúng, ví dụ, túi dùng để đóng gói bằng giấy hoặc chất dẻo (Nhóm 16),
bằng cao su (Nhóm 17), bằng da (Nhóm 18).
NHÓM 23.
Các loại sợi dùng để dệt
CHÚ THÍCH:
Nhóm 23 chủ yếu gồm các loại sợi tự nhiên và tổng hợp dùng để dệt.Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Sợi thủy tinh, sợi đàn hồi, sợi cao su, sợi bằng chất dẻo dùng để dệt;
– Sợi/chỉ dùng để thêu, đan và may, bao gồm cả loại bằng kim loại;
– Tơ đã xe, sợi bông đã xe, sợi len đã xe.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Một số loại sợi/chỉ được dùng trong những công việc cụ thể; ví dụ, dây
nhận dạng cho dây điện (Nhóm 9), chỉ phẫu thuật (Nhóm 10), sợi bằng kim
loại quý là đồ trang sức (Nhóm 14);
– Sợi/chỉ, không dùng để dệt, được phân loại theo vật liệu mà chúng được
làm ra, ví dụ, sợi để buộc bằng kim loại (Nhóm 6) và không bằng kim loại
(Nhóm 22), sợi đàn hồi, sợi cao su hay chất dẻo (nhóm 17), sợi thủy tinh
(nhóm 21).
NHÓM 24.
Vải và hàng dệt;
Vải lanh dùng trong nhà;
Rèm che bằng vải dệt hoặc bằng chất dẻo.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 24 chủ yếu gồm các loại vải dệt và các loại vải phủ dùng cho gia
đình.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Vải lanh dùng trong nhà, ví dụ, khăn trải giường, vỏ gối, khăn lau bằng
vải;
– Khăn trải giường bằng giấy;
– Túi ngủ, lớp lót dùng cho túi ngủ;
– Màn chống muỗi.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Chăn được sưởi ấm bằng điện dùng cho mục đích y tế (Nhóm 10) và không
dùng cho mục đích y tế (Nhóm 11);- Khăn trải bàn bằng giấy (Nhóm 16);
– Rèm chịu lửa bằng amiăng (Nhóm 17), mành bằng tre hoặc rèm bằng hạt
cườm dùng để trang trí (Nhóm 20);
– Chăn phủ ngựa (nhóm 18)
– Một số loại vải dệt và vải chuyên dụng, ví dụ, vải để đóng sách (Nhóm 16),
vải dệt để cách ly (Nhóm 17), vải địa kỹ thuật (Nhóm 19).
NHÓM 25.
Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu
CHÚ THÍCH:
Nhóm 25 chủ yếu bao gồm quần áo, đồ đi chân và đồ đội đầu dành cho
người.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Bộ phận của quần áo, đồ đi chân và đồ đội đầu, ví dụ, cổ tay áo, túi, lớp lót
may sẵn, gót giầy và miếng đệm gót giầy, lưỡi trai của mũ, khung mũ (cốt
khung);
– Quần áo và đồ đi chân dùng cho thể thao, ví dụ, găng tay trượt tuyết, áo
may ô/áo lót thể thao, quần áo cho người đi xe đạp, đồng phục môn võ judo
và karate, giầy đá bóng, giầy tập thể dục, giầy ống trượt tuyết;
– Trang phục dùng trong các lễ hội hóa trang;
– Quần áo bằng giấy, mũ bằng giấy được sử dụng như trang phục;
– Yếm dãi không bằng giấy;
– Khăn gập cài túi áo ngực/complê;
– Túi bọc làm ấm chân, không dùng điện.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Các chi tiết cứng nhỏ được sử dụng trong sản xuất giầy, ví dụ, móc treo
giầy và miếng đệm gót giầy bằng kim loại (Nhóm 6) và không bằng kim
loại (Nhóm 20), cũng như phụ kiện đồ may mặc và khóa kéo cho quần áo,
đồ đi chân và đồ đội đầu, ví dụ, khóa, khóa cài, khóa kéo, ruy băng, dải
băng quanh mũ, đồ trang trí mũ và giầy (Nhóm 26);
– Một số quần áo, đồ đi chân và đồ đội đầu đặc biệt, ví dụ, mũ bảo hiểm, bao
gồm cả loại dùng trong thể thao (Nhóm 9), quần áo chống lửa (Nhóm 9),
quần áo chuyên dùng trong phòng giải phẫu (Nhóm 10), giày dép chỉnh
hình (Nhóm 10), cũng như quần áo và đồ đi chân cần thiết khi chơi một số môn thể thao, ví dụ, găng tay bóng chày, găng tay đấm bốc, giày trượt
băng, giày cao cổ có gắn lưỡi trượt (Nhóm 28);
– Quần áo sưởi bằng điện (Nhóm 11);
– Bọc chân sưởi bằng điện (Nhóm 11), túi bọc chân trẻ em dùng cho xe đẩy
(Nhóm 12);
– Yếm dãi của trẻ em bằng giấy (Nhóm 16);
– Khăn tay bỏ túi bằng giấy (Nhóm 16) và bằng vải (Nhóm 24);
– Quần áo cho động vật (Nhóm 18);
– Mặt nạ dùng trong lễ hội (Nhóm 28);
– Quần áo cho búp bê (Nhóm 28);
– Mũ tiệc liên hoan bằng giấy (Nhóm 28).
NHÓM 26.
Ðăng ten, dải và đồ để thêu trang trí, ruy băng và nơ dùng để may vá;
Khuy, ghim móc và khuyết, kẹp và kim khâu;
Hoa nhân tạo;
Đồ trang trí cho tóc;
Tóc giả.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 26 chủ yếu gồm các loại vật dụng cho thợ may trang phục nữ, tóc tự
nhiên hoặc tổng hợp để đội, đồ trang trí cho tóc, cũng như những vật dụng trang trí
nhỏ tô điểm cho đồ vật khác, chưa được xếp vào các nhóm khác.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Bộ tóc giả, chỏm tóc giả, râu giả;
– Cặp tóc, băng đô cài tóc;
– Ruy băng và nơ là đồ may vá hoặc sử dụng để trang trí tóc, làm bằng bất cứ
vật liệu gì;
– Ruy băng và nơ dùng để gói quà tặng, không bằng giấy;
– Lưới bao tóc;
– Khóa cài, khoá kéo;
– Chi tiết trang trí, trừ loại dùng cho đồ trang sức, vòng hoặc dây đeo chìa
khóa;
– Vòng hoa Giáng sinh nhân tạo, bao gồm cả những loại kết hợp với đèn;- Một số vật dụng để uốn tóc, ví dụ, dụng cụ uốn tóc dùng điện hoặc không
dùng điện, trừ loại dụng cụ cầm tay, kẹp uốn tóc, giấy dùng để uốn tóc.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Lông mi giả (Nhóm 3);
– Móc là vật dụng nhỏ bằng kim loại cứng (Nhóm 6) hoặc phi kim loại cứng
(Nhóm 20), móc rèm (Nhóm 20);
– Một số loại kim đặc biệt, ví dụ, kim xăm hình (Nhóm 8), kim la bàn (Nhóm
9), kim dùng cho mục đích y tế (Nhóm 10), kim bơm bóng trong các trò
chơi (Nhóm 28);
– Các dụng cụ cầm tay để uốn tóc, ví dụ, kẹp uốn tóc, dụng cụ uốn lông mi
(Nhóm 8);
– Tóc dùng để cấy (Nhóm 10);
– Trang sức dùng đeo, đính trên dây chuyền, vòng xuyến, hạt nhỏ trang sức
dùng cho vòng hoặc dây đeo chìa khóa (Nhóm 14);
– Một số ruy băng và nơ, ví dụ, ruy băng và nơ bằng giấy, không dùng để
may vá hay trang trí tóc (Nhóm 16), dải băng thể dục nhịp điệu (Nhóm 28);
– Sợi dệt (Nhóm 23);
– Cây Noel bằng vật liệu tổng hợp (Nhóm 28).
NHÓM 27.
Thảm, chiếu, thảm chùi chân, vải sơn và các vật liệu trải sàn khác, giấy dán
tường, không dệt.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 27 chủ yếu gồm các sản phẩm để bọc phủ cho sàn nhà hoặc tường đã
xây nhằm hoàn thiện, trang trí.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Thảm dùng cho ô tô;
– Thảm dùng để trải sàn, ví dụ, thảm cửa phòng tắm, thảm chùi chân ở cửa,
thảm tập thể dục, thảm tập yoga;
– Thảm cỏ nhân tạo;
– Giấy dán tường, gồm cả loại giấy dán tường bằng vải.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:- Sàn, tấm lát sàn bằng kim loại (Nhóm 6) và phi kim loại (nhóm 19), ván lát
sàn gỗ (Nhóm 19);
– Thảm sưởi điện (Nhóm 11);
– Vải địa kỹ thuật (Nhóm 19);
– Đệm cho cũi đẩy của trẻ em (Nhóm 20);
– Tấm trướng treo tường bằng vải (Nhóm 24).
NHÓM 28.
Trò chơi, đồ chơi;
Thiết bị chơi trò chơi video;
Dụng cụ thể dục thể thao;
Ðồ trang hoàng cây Noel.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 28 chủ yếu bao gồm đồ chơi, thiết bị để chơi trò chơi, dụng cụ thể
thao, đồ vui chơi giải trí mới và các vật dụng kỳ dị, cũng như một số đồ vật để
trang hoàng cây Noel.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Thiết bị trò chơi và giải trí, bao gồm thiết bị điều khiển của chúng;
– Đồ chơi mới để phục vụ trò đùa vui và cho bữa tiệc, ví dụ, mặt nạ hóa
trang, mũ tiệc liên hoan làm bằng giấy, hoa giấy dùng cho lễ hội, pháo
bông cho buổi liên hoan và pháo giáng sinh;
– Dụng cụ dùng để đi săn và câu cá, ví dụ, dây câu, vợt bắt cá dùng cho
người đi câu; mồi giả để câu cá, còi hiêu lệnh trong săn bắn;
– Thiết bị dùng trong thể thao và các trò chơi khác nhau.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Nến dành cho cây Noel (Nhóm 4), đèn trang hoàng cây Noel (nhóm 11), đồ
trang trí bằng bánh kẹo và sô cô la cho cây Noel (nhóm 30);
– Thiết bị dành cho thợ lặn (Nhóm 9);
– Đồ chơi tình dục và búp bê tình yêu (nhóm 10);
– Quần áo thể dục và thể thao (Nhóm 25);
– Một số vật dụng trong thể dục và thể thao, ví dụ, mũ bảo hiểm, dụng cụ
bảo vệ miệng và mắt dùng trong thể thao (Nhóm 9), súng thể thao (Nhóm
13), thảm dùng tập thể dục (Nhóm 27), cũng như một số thiết bị dùng để đi câu và đi săn, ví dụ, dao săn, lao dùng để săn (Nhóm 8), súng săn (Nhóm
13), lưới đánh cá (Nhóm 22), chúng được phân loại theo mục đích sử dụng
hoặc chức năng khác.
NHÓM 29.
Thịt, cá, gia cầm và thú săn;
Chất chiết ra từ thịt;
Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt
ướt, mứt quả ướt;
Trứng;
Sữa, pho mát, bơ, sữa chua và các sản phẩm sữa khác;
Dầu thực vật và mỡ dùng cho thực phẩm.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 29 chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật, cũng như thực
phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được
chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Thực phẩm trên cơ sở thịt, cá, hoa quả hoặc rau;
– Côn trùng ăn được;
– Ðồ uống có sữa trong đó sữa là chủ yếu;
– Chất thay thế sữa, ví dụ, sữa hạnh nhân, sữ dừa, sữa lạc/sữa đậu phộng, sữa
gạo, sữa đậu nành;
– Nấm đã được bảo quản;
– Hạt đậu và hạnh nhân đã chế biến làm thức ăn cho người;
– Hạt đã chế biến làm thức ăn cho người, không phải là gia vị hoặc hương
liệu.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Dầu và mỡ, không dùng cho thực phẩm, ví dụ, tinh dầu (Nhóm 3), dầu
công nghiệp (Nhóm 4), dầu thầu dầu dùng cho mục đích y tế (Nhóm 5);
– Thực phẩm cho em bé (Nhóm 5);
– Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế (Nhóm
5);
– Chất bổ sung ăn kiêng (Nhóm 5);- Nước xốt cho sa-lát (Nhóm 30);
– Hạt đã xử lý dùng làm gia vị (Nhóm 30);
– Quả hạch bọc sô cô la (Nhóm 30);
– Hoa quả, rau, các loại hột và hạt tươi và chưa xử lý (Nhóm 31);
– Thức ăn cho động vật (Nhóm 31);
– Ðộng vật sống (Nhóm 31);
– Hạt để trồng cây (Nhóm 31).
NHÓM 30.
Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo;
Gạo, mì sợi và mì ống;
Bột sắn và bột cọ;
Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc;
Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo;
Sô cô la;
Kem, kem trái cây và các loại đá lạnh khác ăn được;
Đường, mật ong, nước mật đường;
Men, bột nở;
Muối, gia vị, thảo mộc đã bảo quản;
Dấm, nước xốt và các loại gia vị khác;
Kem (nước đông lạnh).
CHÚ THÍCH:
Nhóm 30 chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật, trừ hoa quả và rau
đã chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng, cũng như các gia vị để cải thiện hương vị
thực phẩm.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc trà;
– Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người, ví dụ, yến mạch dạng mảnh,
ngô dạng lát mỏng, lúa mạch đã xát vỏ, món Bulgur (thực phẩm làm từ lúa
mì), món điểm tâm từ các loại quả, hạt khô (muesli);
– Bánh pizza, bánh pa-tê/bánh nướng/bánh hấp, bánh mì kẹp nhân/bánh
xăng-đuých;
– Quả hạch bọc sô-cô-la;- Hương liệu, trừ tinh dầu, dùng cho đồ ăn hoặc đồ uống.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Muối dùng cho mục đích công nghiệp (Nhóm 1);
– Hương liệu là tinh dầu dùng cho đồ ăn hoặc đồ uống (Nhóm 03);
– Trà dùng làm thuốc và chất và thực phẩm ăn kiêng phù hợp cho việc sử
dụng trong y tế (Nhóm 05);
– Thực phẩm cho em bé (Nhóm 05);
– Chất bổ sung ăn kiêng (Nhóm 05);
– Nấm men cho mục đích dược phẩm (Nhóm 05), nấm men dùng làm thức
ăn cho động vật (Nhóm 31);
– Đồ uống làm từ sữa có hương vị cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc trà (Nhóm
29);
– Xúp/canh, nước canh thịt (Nhóm 29);
– Ngũ cốc thô (Nhóm 31);
– Thảo mộc tươi (Nhóm 31)
– Thức ăn cho động vật (Nhóm 31).
NHÓM 31.
Các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm vườn và lâm nghiệp
dạng thô và chưa xử lý;
Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý;
Rau, củ và quả tươi, thảo mộc tươi;
Cây và hoa tự nhiên;
Củ, cây con và hạt giống để trồng;
Động vật sống;
Thức ăn và đồ uống cho động vật;
Mạch nha.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 31 chủ yếu gồm thổ sản và thủy sản chưa qua bất kỳ một sự chế biến
nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống cũng như thức ăn cho động vật.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Ngũ cốc chưa chế biến;- Trái cây và rau tươi, thậm chí sau khi rửa hoặc bôi sáp;
– Phế thải thực vật;
– Tảo chưa xử lý;
– Gỗ chưa xẻ ;
– Trứng đã được thụ tinh dùng để ấp;
– Nấm cục tươi và nấm tươi;
– Ổ cho động vật, ví dụ, cát thơm, giấy nhám dùng cho vật nuôi trong nhà.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Chủng vi sinh nuôi cấy và đỉa còn sống dùng cho mục đích y tế (Nhóm 5);
– Chất bổ sung ăn kiêng cho động vật và thức ăn cho động vật có chứa thuốc
(Nhóm 5);
– Gỗ bán thành phẩm (Nhóm 19);
– Mồi nhân tạo để câu cá (Nhóm 28).
– Gạo (Nhóm 30);
– Thuốc lá (Nhóm 34).
NHÓM 32.
Bia;
Đồ uống không có cồn;
Nước khoáng và nước ga;
Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả;
Xi-rô và các chế phẩm không có cồn khác để làm đồ uống.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 32 chủ yếu gồm bia và đồ uống không có cồn.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Ðồ uống được khử cồn;
– Đồ uống trên cơ sở gạo và đậu nành, không phải là sản phẩm thay thế sữa;
– Đồ uống tăng lực, đồ uống cung cấp muối và khoáng cho cơ thể, đồ uống
dùng trong thể thao giàu protein;
– Tinh chất và chiết xuất từ hoa quả không có cồn để làm đồ uống.Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Hương liệu cho đồ uống là tinh dầu (Nhóm 3) hoặc không phải là tinh dầu
(Nhóm 30);
– Ðồ uống kiêng chuyên dùng cho mục đích y tế (Nhóm 5);
– Ðồ uống có sữa trong đó sữa là chủ yếu, sữa khuấy (Nhóm 29);
– Sản phẩm thay thế sữa, ví dụ, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa đậu phộng/sữa
lạc, sữa gạo, sữa đậu nành (Nhóm 29);
– Nước éo chanh dùng cho mục đích nấu ăn, nước cà chua dùng cho nấu ăn
(Nhóm 29);
– Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc chè (Nhóm 30);
– Đồ uống cho vật nuôi trong nhà (Nhóm 31);
– Đồ uống có cồn, trừ bia (Nhóm 33).
NHÓM 33.
Ðồ uống có cồn, trừ bia;
Các chế phẩm có cồn dùng để làm đồ uống.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 33 chủ yếu bao gồm các loại đồ uống, tinh chất và chiết xuất có cồn.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Rượu vang, rượu vang cao độ;
– Rượu táo, rượu lê;
– Rượu mạnh/rượu etylic/rượu cồn, rượu mùi;
– Tinh chất có cồn, chiết xuất từ hoa quả có cồn, rượu đắng.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Đồ uống dùng làm thuốc (Nhóm 5);
– Ðồ uống được khử cồn (Nhóm 32);
– Bia (Nhóm 32);
– Các đồ phối trộn không có cồn dùng để làm đồ uống có cồn, ví dụ, nước
ngọt, nước xô-đa (Nhóm 32).
NHÓM 34. Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá;
Thuốc lá điếu và xì gà;
Thuốc lá điện tử và bình sinh hơi cho người hút thuốc;
Vật dụng cho người hút thuốc;
Diêm.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 34 chủ yếu bao gồm thuốc lá và các vật dụng dùng để hút thuốc, cũng
như một số phụ kiện và đồ đựng thuốc lá.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Sản phẩm thay thế thuốc lá, không dùng cho mục đích y tế;
– Hương liệu, không phải tinh dầu, sử dụng trong thuốc lá điện tử , bình sinh
hơi cho người hút thuốc;
– Thảo mộc dùng để hút;
– Thuốc lá bột để hít;
– Một số phụ kiện và đồ đựng liên quan đến việc sử dụng thuốc lá và các vật
dụng để hút thuốc, ví dụ, bật lửa cho người hút thuốc, gạt tàn dùng cho
người hút thuốc, bình đựng thuốc lá, hộp đựng thuốc lá bột, hộp giữ độ ẩm
cho xì gà.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Thuốc hút không có chất thuốc lá, dùng cho mục đích y tế (Nhóm 5);
– Pin và sạc pin dùng cho thuốc lá điện tử (Nhóm 9);
– Gạt tàn thuốc lá dùng cho xe ô tô (Nhóm 12).DỊCH VỤ
Nhóm 35.
Quảng cáo;
Quản lý kinh doanh;
Quản trị kinh doanh;
Hoạt động văn phòng.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 35 chủ yếu gồm những dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức tiến hành
nhằm mục đích chính là:
(1) Giúp đỡ việc hoạt động hay điều hành một công ty thương mại, hoặc
(2) Giúp đỡ một xí nghiệp công nghiệp hoặc thương mại điều hành việc kinh
doanh hoặc thương mại,
cũng như các dịch vụ của các cơ sở quảng cáo chịu trách nhiệm liên hệ với
công chúng, tuyên bố hoặc thông báo bằng mọi phương tiện truyền bá và liên quan
đến mọi loại hàng hoá hoặc dịch vụ.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Tập hợp và trưng bầy các loại hàng hoá khác nhau (không kể vận chuyển)
vì lợi ích của khách hàng để họ dễ xem và mua các hàng hoá này; các dịch
vụ này có thể được cung cấp bởi các cửa hàng bán lẻ, bán buôn hàng hoá
hoặc thông qua máy bán hàng tự động, ca-ta-lô đặt hàng qua thư hoặc bằng
các phương tiện truyền thông điện tử, ví dụ, qua trang web hoặc các
chương trình mua bán trên tivi.
– Dịch vụ gồm việc đăng ký, sao chép, soạn thảo, biên soạn, sưu tập, hoặc hệ
thống hoá các thông báo và đăng ký dạng văn bản, cũng như việc sưu tập
các số liệu toán học hay thống kê;
– Dịch vụ của các hãng quảng cáo và các dịch vụ như phát hành các tờ quảng
cáo, trực tiếp hay qua bưu điện hoặc phân phát hàng mẫu. Nhóm này có thể
liên quan đến việc quảng cáo những dịch vụ khác như các dịch vụ liên quan
đến việc vay vốn của ngân hàng hoặc quảng cáo bằng đài phát thanh.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– Dịch vụ đánh giá và báo cáo của các kỹ sư không có quan hệ trực tiếp đến
hoạt động điều hành công việc trong một hãng thương mại hay công nghiệp
(tra cứu Danh mục dịch vụ theo vần chữ cái);NHÓM 36.
Bảo hiểm;
Tài chính;
Tiền tệ;
Bất động sản.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 36 chủ yếu gồm các dịch vụ tài chính và tiền tệ và các dịch vụ liên
quan đến tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dịch vụ liên quan đến tài chính hoặc tiền tệ sau đây:
– dịch vụ của tất cả các cơ sở ngân hàng hoặc những tổ chức liên quan đến
chúng như văn phòng hối đoái hay dịch vụ thanh toán bù trừ bồi thường;
– dịch vụ của các tổ chức tín dụng không phải ngân hàng như các hiệp hội
hợp tác về tín dụng, các công ty tài chính tư nhân, người cho vay, v.v .;
– dịch vụ uỷ thác đầu tư, dịch vụ của các công ty cổ phần;
– dịch vụ của hãng môi giới về cổ phần và tài sản;
– dịch vụ liên quan đến công việc tiền tệ được bảo đảm bởi ủy thác;
– dịch vụ liên quan đến việc phát hành séc du lịch và thư tín dụng;
– thuê hoặc thuê – mua tài chính;
– dịch vụ của các quản trị viên bất động sản, tức là, dịch vụ về thuê nhà,
đánh giá bất động sản, hoặc cấp vốn;
– dịch vụ liên quan đến bảo hiểm như dịch vụ của các hãng hoặc người môi
giới tiến hành bảo hiểm, dịch vụ thanh toán cho người được bảo hiểm và
dịch vụ bảo hiểm đường biển.
NHÓM 37.
Dịch vụ xây dựng;
Dịch vụ lắp đặt và sửa chữa;
Dịch vụ khai thác mỏ, khoan dầu và khí.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 37 chủ yếu gồm những dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, cũng như
các dịch vụ để phục chế các đối tượng về trạng thái ban đầu của chúng hoặc duy
trì/bảo tồn mà không làm thay đổi các đặc tính vật lý hay hoá học của chúng.Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– xây dựng và phá dỡ nhà cửa, đường xá, cầu cống, đập hay các tuyến truyền
tải, cũng như các dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, ví dụ như sơn nội,
ngoại thất, trát vữa, lắp đặt hệ thống ống nước, lắp đặt thiết bị sưởi ấm, và
lợp mái.;
– đóng tàu, thuyền;
– cho thuê các công cụ, máy móc và thiết bị xây dựng, ví dụ, cho thuê xe ủi
đất/máy ủi đất, cho thuê cần trục;
– các dịch vụ sửa chữa khác, như dịch vụ sửa chữa điện, phần cứng máy tính,
đồ đạc, dụng cụ, công cụ;
– dịch vụ trùng tu phục chế, ví dụ, trùng tu các công trình xây dựng, đồ đạc,
phục chế các tác phẩm nghệ thuật;
– dịch vụ bảo dưỡng nhằm duy trì đối tượng ở dạng ban đầu mà không làm
thay đổi bất kỳ đặc tính nào của nó ;
– làm sạch các vật dụng khác nhau, ví dụ cửa sổ, phương tiện giao thông,
trang phục, chẳng hạn như giặt là trang phục.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– lưu giữ hàng hóa dạng vật lý;
– Biến đổi một đối tượng hoặc chất liên quan đến quá trình thay đổi tính chất
cốt lõi của chúng, ví dụ, cắt, nhuộm, hay can thiệp để quần áo có tính
chống cháy (Nhóm 40), đúc, mạ, xử lý kim loại (Nhóm 40), may đo theo
yêu cầu, may mặc, thêu (Nhóm 40), bảo quản đồ ăn, đồ uống (Nhóm 40);
– lắp đặt, bảo trì và cập nhật phần mềm máy tính (Nhóm 42), thiết kế và lưu
trữ trang web (Nhóm 42);
– dịch vụ thiết kế bản vẽ thi công và dịch vụ kiến trúc (Nhóm 42).
NHÓM 38.
Dịch vụ viễn thông.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 38 chủ yếu gồm các dịch vụ cho phép ít nhất một bên liên lạc với một
bên khác, cũng như dịch vụ phát sóng và truyền dữ liệu..
Nhóm này đặc biệt gồm cả:- truyền các tệp kỹ thuật số và thư điện tử;
– cấp quyền truy cập của người dùng vào mạng máy tính toàn cầu;
– phát thanh và truyền hình;
– truyền video theo yêu cầu;
– cung cấp phòng chat internet và diễn đàn trực tuyến;
– dịch vụ điện thoại và thư thoại;
– dịch vụ hội nghị từ xa và hội nghị truyền hình.
Nhóm này đặc biệt không gồm:
– quảng cáo qua đài phát thanh (Nhóm 35);
– dịch vụ marketing marketing từ xa (Nhóm 35).
– nội dung hoặc chủ đề có thể có trong hoạt động truyền thông, ví dụ: tệp
hình ảnh có thể tải xuống (Nhóm 9), cung cấp thông tin thương mại qua
trang web (Nhóm 35), cung cấp phim và chương trình truyền hình, không
thể tải xuống, qua video dịch vụ theo yêu cầu (Nhóm 41);
– các dịch vụ được thực hiện bằng kết nối viễn thông, ví dụ: dịch vụ bán lẻ
trực tuyến cho nhạc số có thể tải xuống (Nhóm 35), ngân hàng trực tuyến
(Nhóm 36);
– sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình (Nhóm 41);
– tư vấn công nghệ viễn thông (Nhóm 42);
– dịch vụ mạng xã hội trực tuyến (Nhóm 45)
NHÓM 39.
Vận tải;
Ðóng gói và lưu giữ hàng hoá;
Du lịch.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 39 chủ yếu gồm các dịch vụ để vận chuyển hành khách, động vật hay
hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ,
đường không hay đường ống và các dịch vụ cần thiết liên quan đến việc vận
chuyển đó, cũng như lưu giữ hàng hoá trong trong bất kỳ một loại phương tiện
chứa/kho chứa nào, trong các kho hàng hoặc trong các dạng toà nhà khác để bảo
quản hoặc bảo vệ.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:- vận hành các bến đỗ, nhà ga, cầu phà, nhà ga đường sắt-đường bộ và các
phương tiện giao thông khác;
– cho thuê phương tiện vận chuyển và những người điều khiển chúng, ví dụ,
tài xế và phi công;
– dịch vụ cho thuê liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và đi lại, ví dụ, cho thuê
chỗ đậu xe, cho thuê ga-ra, cho thuê công-ten-nơ lưu trữ;
– vận hành lai kéo đường biển, dỡ hàng, vận hành cảng và bến cảng, và trục
vớt tàu và hàng hóa bị đắm;
– đóng kiện, đóng chai, đóng gói và giao hàng ;
– bổ sung hàng hóa cho máy bán hàng tự động và bổ sung tiền cho máy rút
tiền tự động;
– dịch vụ cung cấp thông tin về hành trình và việc vận chuyển hàng hoá do
người môi giới và các hãng du lịch thực hiện, cũng như cung cấp thông tin
về biểu giá, bảng giờ và phương thức vận chuyển;
– kiểm định xe cộ hoặc hàng hoá cho mục đích vận chuyển;
– phân phối năng lượng và điện, cũng như phân phối và cung cấp nước.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– quảng cáo vận tải hoặc vận chuyển (Nhóm 35);
– dịch vụ bảo hiểm trong quá trình vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá
(Nhóm 36);
– bảo dưỡng và sửa chữa xe cộ hoặc các đối tượng liên quan đến vận chuyển
hành khách hoặc hàng hoá (Nhóm 37);
– thực hiện các chuyến tham quan có hướng dẫn (Nhóm 41);
– lưu trữ dữ liệu điện tử (Nhóm 42)
– đặt buồng khách sạn hoặc chỗ ở tạm thời do các hãng du lịch hay người
môi giới tiến hành (Nhóm 43).
NHÓM 40.
Xử lý vật liệu;
Tái chế chất thải và rác thải;
Lọc không khí và xử lý nước;
Dịch vụ in ấn;
Bảo quản thực phẩm và đồ uống.
CHÚ THÍCH:Nhóm 40 chủ yếu gồm các dịch vụ được thực hiện bằng việc xử lý, biến đổi
hoặc sản xuất về cơ học hoặc hoá học các chất vô cơ hay hữu cơ hoặc các vật thể,
bao gồm các dịch vụ sản xuất tùy chỉnh.
Vì mục đích phân loại, việc sản xuất hoặc chế tạo hàng hóa chỉ được coi là
dịch vụ trong những trường hợp mà hàng hóa được thực hiện vì lợi ích của một
người khác theo đơn đặt hàng hoặc theo đặc điểm kỹ thuật.
Nếu việc sản xuất hoặc chế tạo không được thực hiện để hoàn thành một đơn
đặt hàng đối với hàng hóa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu hoặc mô tả cụ thể của khách
hàng, thì nó nói chung là phụ trợ cho hoạt động thương mại chính hoặc hàng hoá
trong thương mại của nhà sản xuất.
Nếu chất liệu hoặc vật thể được đem bán cho bên thứ ba bởi người đã xử lý,
biến đổi hoặc sản xuất nó, thì điều này nói chung sẽ không được coi là một dịch
vụ.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– biến đổi một vật thể hay một chất và bất kỳ quy trình nào làm thay đổi các
đặc tính thiết yếu của chúng ví dụ: nhuộm một bộ quần áo;
– các dịch vụ chuyển đổi như vậy cũng được phân loại trong Nhóm 40 nếu
chúng được cung cấp trong phạm vi của công việc sửa chữa hoặc bảo trì, ví
dụ, mạ crôm tấm chắn xe;
– dịch vụ xử lý vật liệu trong quy trình sản xuất chất hoặc vật thể bất kỳ
nhưng không phải là công trình xây dựng; ví dụ, dịch vụ cắt, đẽo, gọt, đánh
bóng bằng cách mài mòn hoặc bọc kim loại;
– nối các vật liệu, ví dụ, hàn;
– chế biến và xử lý thực phẩm, ví dụ như nghiền trái cây, xay bột, bảo quản
thực phẩm và đồ uống, xông khói thực phẩm, đông lạnh thực phẩm;
– sản xuất tùy chỉnh các hàng hóa theo đơn đặt hàng hoặc theo yêu cầu cụ thể
của người khác (lưu ý rằng một số tổ chức yêu cầu hàng hoá sản xuất ra
phải được chỉ rõ), ví dụ, sản xuất tùy chỉnh xe ô tô;
– dịch vụ của kỹ thuật viên nha khoa;
– nhồi bông, thêu, may đo theo yêu cầu, nhuộm vải, hồ vải.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– các dịch vụ không đòi hỏi phải thay đổi các tính chất thiết yếu của vật thể
hoặc chất, ví dụ, dịch vụ bảo dưỡng hoặc sửa chữa đồ nội thất (Nhóm 37);
– dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng, ví dụ, sơn và trát (Nhóm 37);
– dịch vụ vệ sinh, ví dụ, giặt, lau cửa sổ, làm sạch bề mặt bên trong và bên
ngoài của các công trình xây dựng (Nhóm 37);
– chống gỉ, ví dụ, xử lý chống gỉ cho xe (Nhóm 37);- một số dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ, sơn xe ô tô theo yêu
cầu của khách hàng (Nhóm 37).
– trang trí thực phẩm, điêu khắc thực phẩm (Nhóm 43)
NHÓM 41.
Giáo dục;
Ðào tạo;
Giải trí;
Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 41 chủ yếu gồm các dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện để
phát triển các năng lực tinh thần của người hoặc của động vật, cũng như các dịch
vụ để giải trí hoặc để thu hút sự chú ý.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dịch vụ về giáo dục người hoặc dạy thú dưới mọi hình thức;
– dịch vụ có mục đích chính là giải trí, vui chơi hoặc tiêu khiển cho mọi
người;
– trình bày các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật thị giác hay nghệ thuật trực
quan cho công chúng nhằm mục đích văn hoá hoặc giáo dục.
NHÓM 42.
Dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu và thiết kế liên quan đến
chúng;
Dịch vụ nghiên cứu công nghiệp, dịch vụ phân tích công nghiệp và dịch vụ
thiết kế công nghiệp;
Dịch vụ kiểm soát và xác thực chất lượng;
Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 42 chủ yếu gồm dịch vụ do các cá nhân tiến hành liên quan đến các
khía cạnh lý thuyết hay thực hành của các lĩnh vực hoạt động phức tạp, ví dụ, dịch
vụ phòng thí nghiệm khoa học, kỹ thuật, lập trình máy tính, dịch vụ kiến trúc hoặc
thiết kế nội thất.Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dịch vụ của các kỹ sư và các nhà khoa học thực hiện các đánh giá, ước tính,
nghiên cứu và báo cáo trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm
cả tư vấn công nghệ;
– dịch vụ máy tính và công nghệ để bảo vệ dữ liệu máy tính và thông tin cá
nhân và thông tin tài chính và để phát hiện sự truy cập trái phép vào dữ liệu
và thông tin, ví dụ: dịch vụ bảo vệ máy tính khỏi vi rút, dịch vụ mã hóa dữ
liệu, giám sát điện tử thông tin nhận dạng cá nhân để phát hiện hành vi
trộm cắp danh tính qua internet;
– phần mềm như một dịch vụ (SaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS);
– dịch vụ nghiên cứu khoa học cho mục đích y học;
– dịch vụ quy hoạch kiến trúc và đô thị;
– một số dịch vụ thiết kế, ví dụ, thiết kế công nghiệp, thiết kế phần mềm và
hệ thống máy tính, thiết kế nội thất, thiết kế bao bì, thiết kế nghệ thuật đồ
họa, thiết kế trang phục;
– khảo sát;
– dịch vụ thăm dò dầu, khí và khai thác mỏ.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– một số dịch vụ nghiên cứu, ví dụ, nghiên cứu kinh doanh (Nhóm 35),
nghiên cứu marketing (Nhóm 35), nghiên cứu tài chính (Nhóm 36), nghiên
cứu phả hệ (Nhóm 45), nghiên cứu pháp lý (Nhóm 45);
– kiểm toán doanh nghiệp (Nhóm 35);
– dịch vụ quản lý tập tin dữ liệu máy tính (Nhóm 35);
– dịch vụ đánh giá tài chính (Nhóm 36);
– khai thác mỏ, khoan dầu và khí (Nhóm 37);
– lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa phần cứng máy tính (Nhóm 37);
– dịch vụ kỹ thuật âm thanh;
– một số dịch vụ thiết kế, ví dụ, thiết kế cảnh quan;
– dịch vụ y tế và thú y (Nhóm 44);
– dịch vụ pháp lý (Nhóm 45).
NHÓM 43.
Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống;
Chỗ ở tạm thời.CHÚ THÍCH:
Nhóm 43 chủ yếu bao gồm dịch vụ do các cá nhân hoặc các tổ chức thực
hiện nhằm mục đích chuẩn bị thực phẩm và đồ uống để tiêu dùng và dịch vụ cung
cấp chỗ ăn ở trong khách sạn, nhà trọ hoặc các cơ sở khác cung cấp chỗ ở tạm thời.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dịch vụ đặt chỗ cho khách du lịch, đặc biệt là qua các hãng du lịch hoặc
môi giới du lịch;
– chỗ ở cho động vật.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– dịch vụ cho thuê bất động sản như nhà ở, căn hộ, v.v. để sử dụng thường
xuyên (Nhóm 36);
– thu xếp các chuyến du lịch do các hãng du lịch thực hiện (Nhóm 39);
– dịch vụ bảo quản thực phẩm và đồ uống (Nhóm 40);
– dịch vụ vũ trường (Nhóm 41);
– trường nội trú (Nhóm 41);
– nhà an dưỡng và nhà nghỉ dưỡng bệnh (Nhóm 44).
NHÓM 44.
Dịch vụ y tế;
Dịch vụ thú y;
Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật;
Dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm
nghiệp.
CHÚ THÍCH:
Nhóm 44 chủ yếu bao gồm chăm sóc y tế, bao gồm cả y học không tập quán,
chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sắc đẹp cho người và động vật do các cá nhân hoặc
tổ chức thực hiện; cũng như các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm vườn và lâm nghiệp.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dịch vụ bệnh viện;
– dịch vụ y tế từ xa;
– nha khoa, đo thị lực và dịch vụ sức khỏe tâm thần;- dịch vụ phòng khám y tế và dịch vụ phân tích y tế cho mục đích chẩn đoán
và điều trị được cung cấp bởi các phòng thí nghiệm y tế, như xét nghiệm X
quang và thử máu;
– dịch vụ trị liệu, ví dụ, vật lý trị liệu và trị liệu ngôn ngữ;
– tư vấn về dược phẩm và dịch vụ dược sỹ pha chế thuốc theo đơn;
– dịch vụ ngân hàng máu và ngân hàng mô người;
– dịch vụ nhà nghỉ dưỡng bệnh và dịch vụ nhà chăm sóc người cao
tuổi/người dưỡng bệnh;
– tư vấn chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng;
– dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe;
– dịch vụ thụ tinh nhân tạo và dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm;
– chăn nuôi động vật;
– chải lông cho động vật;
– bấm lỗ khuyên trên cơ thể và xăm hình;
– các dịch vụ liên quan đến làm vườn, ví dụ, dịch vụ vườn ươm cây, thiết kế
cảnh quan, làm vườn hoa cây cảnh, chăm sóc bãi cỏ;
– các dịch vụ liên quan đến nghệ thuật hoa, ví dụ, cắm hoa, làm vòng hoa;
– diệt cỏ, kiểm soát dịch hại và sâu bệnh cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm vườn và lâm nghiệp.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– kiểm soát sâu bọ (không dùng cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nghề
làm vườn và lâm nghiệp) (Nhóm 37);
– dịch vụ lắp đặt và sửa chữa thiết bị tưới (Nhóm 37);
– vận chuyển bằng xe cấp cứu (Nhóm 39);
– giết mổ động vật và nhồi da động vật (Nhóm 40);
– đốn gỗ và xẻ gỗ (Nhóm 40);
– dịch vụ huấn luyện động vật (Nhóm 41);
– câu lạc bộ sức khoẻ để tập luyện thể chất (Nhóm 41);
– dịch vụ nghiên cứu khoa học cho mục đích y học (Nhóm 42);
– chỗ ở cho động vật (Nhóm 43);
– nhà dưỡng lão (Nhóm 43);
– công việc liên quan đến tang lễ (Nhóm 45).
NHÓM 45. Dịch vụ pháp lý;
Dịch vụ an ninh thực thể nhằm bảo vệ người và tài sản hữu hình;
Dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác để phục vụ cho các
nhu cầu thiết yếu của cá nhân.
CHÚ THÍCH:
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– dịch vụ được cung cấp bởi luật sư, trợ lý pháp lý, và người bào chữa cá
nhân cho các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;
– dịch vụ điều tra và theo dõi liên quan đến an toàn thể chất cho người và an
ninh cho tài sản hữu hình;
– dịch vụ dành cho các cá nhân trong mối tương quan với các sự kiện xã hội,
như dịch vụ hộ tống, dịch vụ hôn lễ, dịch vụ tang lễ.
Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
– dịch vụ nghề nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động hoặc chức năng của một
cơ sở kinh doanh (Nhóm 35);
– dịch vụ liên quan đến tài chính hoặc tiền tệ và dịch vụ liên quan đến bảo
hiểm (Nhóm 36);
– hộ tống khách du lịch (Nhóm 39);
– vận chuyển có bảo mật (Nhóm 39);
– dịch vụ về giáo dục con người dưới mọi hình thức (Nhóm 41);
– buổi trình diễn của các ca sỹ hoặc nghệ sỹ múa (Nhóm 41);
– dịch vụ lập trình máy tính để bảo vệ phần mềm (Nhóm 42);
– dịch vụ tư vấn bảo mật máy tính và Internet và dịch vụ mã hóa dữ liệu
(Nhóm 42);
– dịch vụ cung cấp bởi người khác về chăm sóc y tế, chăm sóc vệ sinh hoặc
chăm sóc sắc đẹp cho người hoặc động vật (Nhóm 44);
– một số dịch vụ cho thuê (tra cứu Danh mục dịch vụ theo vần chữ cái và
điểm b) phần lưu ý chung liên quan đến việc phân loại dịch vụ).
* * * *

More to explorer

Leave a Comment

0946 703 421